Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

xuanhung594

Thành Viên
VIỆT NAM CÓ BAO NHIÊU DÂN TỘC - NƯỚC VIỆT NAM CÓ BAO NHIÊU DÂN TỘC?

Ao dai Viet Nam.jpg

Nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc.. Nhờ mọi người trả lời dùm mình nhé.. Cảm ơn nhiều ^_^
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

gis2009

Trưởng khoa Địa lý
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người. 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chiếm 14,6% dân số cả nước.

Việt Nam có bao nhiêu Dân tộc? Liệt kê các Dân tộc đó.​

Hiện nay Việt Nam có 54 dân tộc và 1 nhóm "người nước ngoài", nêu trong Danh mục các dân tộc Việt Nam. Bản Danh mục các dân tộc Việt Nam này được Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra trong Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979 , và được Ủy ban Dân tộc và Chính phủ Việt Nam công nhận. Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Trong đó 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam được chia theo ngôn ngữ thì có 8 nhóm: Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái (Chữ Thái Đen), Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H'Mông, Dao, Người Jrai (Gia Rai), Ê Đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai... Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ Đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người. cụ thể:

Các dân tộc Việt Nam
TênTên gọi khác
01KinhViệt
02TàyThổ, Ngạn, Phén, Thù Lao, Pa Dí, Tày Khao
03TháiTày Đăm, Tày Mười, Tày Thanh, Mán Thanh, Hàng Bông, Tày Mường, Pa Thay, Thổ Đà Bắc
04HoaHán, Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Hạ, Xạ Phạng
05Khơ-meCur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Krôm
06MườngMol, Mual, Mọi, Mọi Bi, Ao Tá, Ậu Tá
07NùngXuồng, Giang, Nùng An, Phàn Sinh, Nùng Cháo, Nùng Lòi, Quý Rim, Khèn Lài
08HMôngMèo, Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Mẻo, Mán Trắng
09DaoMán, Động, Trại, Xá, Dìu, Miên, Kiềm, Miền, Quần Trắng, Dao Đỏ, Quần Chẹt, Lô Giang, Dao Tiền, Thanh Y, Lan Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cóc Ngáng, Cóc Mùn, Sơn Đầu
10Gia-raiGiơ-rai, Tơ-buăn, Chơ-rai, Hơ-bau, Hđrung, Chor
11NgáiXín, Lê, Đản, Khách Gia
12Ê-đêRa-đê, Đê, Kpạ, A-đham, Krung, Ktul, Đliê Ruê, Blô, Epan, Mđhur, Bih
13Ba naGiơ-lar. Tơ-lô, Giơ-lâng, Y-lăng, Rơ-ngao, Krem, Roh, ConKđe, A-la Công, Kpăng Công, Bơ-nâm
14Xơ-ĐăngXơ-teng, Hđang, Tơ-đra, Mơ-nâm, Ha-lăng, Ca-dong, Kmrâng, ConLan, Bri-la, Tang
15Sán ChayCao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bạn, Sơn Tử
16Cơ-hoXrê, Nốp, Tu-lốp, Cơ-don, Chil, Lat, Lach, Trinh
17ChămChàm, Chiêm Thành, Hroi
18Sán DìuSán Dẻo, Trại, Trại Đất, Mán, Quần Cộc
19HrêChăm Rê, Chom, Krẹ Luỹ
20MnôngPnông, Nông, Pré, Bu-đâng, ĐiPri, Biat, Gar, Rơ-lam, Chil
21Ra-glaiRa-clây, Rai, Noang, La-oang
22XtiêngXa-điêng
23Bru-Vân KiềuBru, Vân Kiều, Măng Coong, Tri Khùa
24ThổKẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng
25GiáyNhắng, Dẩng, Pầu Thìn Nu Nà, Cùi Chu, Xa
26Cơ-tuCa-tu, Cao, Hạ, Phương, Ca-tang
27Gié TriêngĐgiéh, Tareb, Giang Rẫy Pin, Triêng, Treng, Ta-riêng, Ve, Veh, La-ve, Ca-tang
28MạChâu Mạ, Mạ Ngăn, Mạ Xóp, Mạ Tô, Mạ Krung
29Khơ-múXá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hay
30CoCor, Col, Cùa, Trầu
31Tà-ôiTôi-ôi, Pa-co, Pa-hi, Ba-hi
32Chơ-roDơ-ro, Châu-ro
33KhángXá Khao, Xá Súa, Xá Dón, Xá Dẩng, Xá Hốc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm
34Xinh-munPuộc, Pụa
35Hà NhìU Ni, Xá U Ni
36Chu ruChơ-ru, Chu
37LàoLà Bốc, Lào Nọi
38La ChíCù Tê, La Quả
39La HaXá Khao, Khlá Phlạo
40Phù LáBồ Khô Pạ, Mu Di Pạ Xá, Phó, Phổ, Va Xơ
41La HủLao, Pu Đang, Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy
42LựLừ, Nhuồn, Duôn
43Lô LôMun Di
44ChứtSách, Máy, Rục, Mã-liêng, A-rem, Tu vang, Pa-leng, Xơ-Lang, Tơ-hung, Chà-củi, Tắc-củi, U-mo, Xá Lá Vàng
45MảngMảng Ư, Xá Lá Vàng
46Pà ThẻnPà Hưng, Tống
47Co Lao
48CốngXắm Khống, Mấng Nhé, Xá Xeng
49Bố YChủng Chá, Trọng Gia, Tu Di, Tu Din
50Si LaCù Dề Xừ, Khả pẻ
51Pu PéoKa Pèo, Pen Ti Lô Lô
52BrâuBrao
53Ơ ĐuTày Hạt
54Rơ măm
 

Văn Học

Học tốt Văn Sử Địa
Dưới đây là dân số cả nước Việt Nam tại thời điểm 1 tháng 4 năm 2009 phân theo dân tộc. Tại thời điểm này dân số Việt Nam có 85.846.997 người, trong đó có 54 dân tộc, và người nước ngoài cùng sinh sống.
 

tungkute

Moderator
Số lượng dân tộc và số lượng tỉnh thành của VN gần bằng Trung Quốc-Quốc giacos nhiều tỉnh thành và dân tộc nhất thế giới.Và cũng có một điều là VN có nhiều từ đa lớp nghĩa,từ dân tộc ở đây đồng nghĩa với tộc người.Còn tất cả nhân dân VN chỉ là một dân tộc mà thôi.Quay lại con số thì đáp án là 54,mặc dù gần đây có tìm ra một dân tộc rất ít người gì đó.
 

Butnghien

S.Moderator
Đặc điểm nhận biết cộng đồng dân tộc?

Dân tộc hoàn toàn khác với các hình thức cộng đồng người đã hình thành từ trước khi xã hội có giai cấp như thị tộc, bộ lạc. Đồng thời, dân tộc cũng khác với bộ tộc, một hình thức cộng đồng khá phổ biến ở phương Tây trước khi dân tộc hình thành. Tổng hòa các đặc trưng cơ bản về lãnh thổ, ngôn ngữ, kinh tế, văn hóa, tâm lý, tính cách, nhà nước và pháp luật thống nhất làm cho cộng đồng dân tộc là hình thức phát triển nhất và bền vững hơn bất cứ hình thức cộng đồng nào trong lịch sử vậy Dân tộc nói chung và dân tộc Việt Nam có đặc điểm nổi bật gì?

Như phân tích ở trên ta thấy Dân tộc có những đặc điểm sau:

- Có tính thống nhất về ngôn ngữ: có thể hiểu mỗi dân tộc sẽ có một ngôn ngữ một tiếng mẹ để thống nhất riêng hoặc họ cũng có thể dùng nhiều ngon ngữ khác nhau để giao tiếp. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng nó vừa là công cụ giao tiếp kết nối các thành viên trong cộng đồng dân tộc, vừa là một phương tiện giao lưu văn hóa giữa các tộc người. Mỗi cộng đồng tộc người có thể có ngôn ngữ riêng. Song, ở mỗi quốc gia, dân tộc đều có một ngôn ngữ thống nhất để sử dụng chung cho tất cả các cộng đồng tộc người trong quốc gia, dân tộc đó.

- Cộng đồng về kinh tế: Trước đây vào thời đồ đá nền kinh tế chúng ta chưa phát triển ông cha chỉ sử dụng những công cụ có cạnh sắt , đầu nhọn hoặc một mặt để đập và dần dần đến đến thế kỷ hiện nay nền kinh tế ngày một phát triển vai trò của nhân tố kinh tế nagfy một tăng cường, theo Angghen thì Các giai cấp và tầng lớp xã hội này có quan hệ kinh tế chặt chẽ trong một hệ thống kinh tế thống nhất hình thành trên địa bàn dân tộc, đó là hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Những mối liên hệ kinh tế làm tăng tính thống nhất, ổn định, bền vững của cộng đồng người sống trong một lãnh thổ rộng lớn. Những mối liên hệ kinh tế thường xuyên và mạnh mẽ đặc biệt là mối liên hệ thị trường đã làm tăng tính thông nhất, tính ổn định, bền vững của cộng đồng người đông đảo sống trong lãnh thổ rộng lớn.

- Mang tính lãnh thổ cụ thể như sau: Trong pháp luật quốc tế và cả pháp luật mà Việt nam là thành viên thì lãnh thổ được hiểu là vùng đất, vùng trời, vùng biển và hải đảo sẽ thuộc chủ quyền hoàn toàn đầy đủ của một quốc gia dân tộc. Dân tộc độc lập thì lãnh thổ ắt sẽ đọc lập, từ thười ông cha ta ngày xưa đã khẳng định đất nước ta là một nước toàn vẹn lãnh thổ và dân tộc độc lập đoàn kết bảo vệ chủ quyền dân tộc là một nguyên tắc bất biến nên việc khẳng định Dân tộc mang tính cộng đồng lãnh thổ là có căn cứ.

- Có trang phục truyền thống, ngôn ngữ riêng và có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Dân tộc là một cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách;....

+ Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Văn hóa dân tộc mang nhiều sắc thái của các địa phương, các sắc tộc, các tập đoàn người song nó vẫn là một nền văn hóa thông nhất không bị chia cắt được hình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử.

+ Mỗi dân tộc có tâm lý, tính cách riêng, để nhận biết tâm lý, tính cách của mỗi dân tộc phải thông qua sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần của dân tộc đó.

Dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lí, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc.

Sưu tầm
 

DiễnđànKiếnthức .COM

  • Diễn đàn kiến thức Văn Sử Địa - Nơi mọi người có thể chia sẻ và thảo luận về văn, sử, địa nhằm nâng cao, mở mang kiến thức. .
Chat
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. No shouts have been posted yet.

Trang cá nhân

Trung Thu là Tết của thiếu nhi ^^
Năm học mới 2023 - 2024 vui vẻ, thành công :)

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top