Văn bản Thạch Sanh

Bút Chì Màu

Moderator
Văn bản Thạch Sanh thuộc thể loại của truyện cổ tích gửi gắm bài học đạo đức và ước mơ cuộc sống của tác giả dân gian. Thông qua học tập văn bản Thạch Sach học sinh nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật Thạch Sanh; mẹ con Lý Thông, rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.

I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ THỂ LOẠI

1. Truyện cổ tích


Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận va cuộc đời của nhân vật trong các mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thề hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.

2. Đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích

- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thề hiện ước mơ đồi thay số phận của chính họ.

- Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).

- Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo.

- Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thề hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.

- Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đồi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.

3. So sánh truyện truyền thuyết và truyện cổ tích:

- Giống nhau :


+ Đều là truyện dân gian.

+ Đều có yếu tố hoang đường kì ảo.

- Khác nhau:

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử.

+ Cổ tích kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật.

+ Truyền thuyết sử dụng yếu tố kì ảo nhằm mục đích thiêng liêng hoá nhân vật, sự kiện.

+ Cổ tích sử dụng yếu tố hoang đường để gửi gắm ước mơ công lí . . .

II. KIẾN THỨC CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

a. Thể loại:
Truyện cổ tích.

b. Kiểu nhân vật:

Truyện Thạch Sanh kể về kiểu nhân vật dũng sĩ.

c.Tóm tắt

Khi tóm tắt cần đảm bảo các sự việc chính:


- Thạch Sanh ra đời

- Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông

- Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông

- Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sach đi chết thay cho mình.

- Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí thông cướp công

- Thạch Sach diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công.

- Thạch Sach diệt hồ tinh, cứu thái tử, bị vu oan vào tù.

- Thạch Sach được giải oan lấy công chúa.

- Thạch Sach chiến thắng quân 18 nước chư hầu.

- Thạch Sach lấy công chúa và lên ngôi vua.

d. Bố cục.

-
Gồm 3 phần .

+ Phần 1 : Từ đầu .....“thần thông”: Giới thiệu lai lịch nguồn gốc Thạch Sanh.

+ Phần 2 : Tiếp …đến “hoá kiếp bọ hung” : những chiến công của Thạch Sanh.

+ Phần 3 : Còn lại : Thạch Sanh lấy công chúa và lên ngôi vua.

e. Phương thức biểu đạt: tự sự

f. Ngôi kể: ngôi thứ 3

g. Nội dung – Ý nghĩa

- Truyện kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu người bị hại vạch mặt kẻ vong ân, chống quân xâm lược

- Truyện thể hiện ước mơ của, niềm tin về đạo đức công lý xã hội…

h. Nghệ thuật.

- Nhiều chi tiết tưởng tượng thần kỳ độc đáo và giàu ý nghĩa.

III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Xuất thân, ý nghĩa các chi tiết kì ảo:

a. Xuất thân:


- Chàng trai nhà nghèo, sống trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hằng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.

- Sống lủi thủi một mình (mồ côi, không người thân thích).

=> Cất lên tiếng nói ước mơ đổi thay số phận.

b. Ý nghĩa các chi tiết kì ảo:

Con vật
- Chằn tinh:



- Đại bàng:
- Một yêu quái khổng lồ, có sức mạnh ghê gớm, lại biết tàng hình, lắm phép lạ, người đời khiếp sợ, vua quan chịu bó tay.

- Ở hang sâu bí mật, có mỏ sắc, vuốt nhọn, có sức mạnh ghê gớm, quắp công chúa đi trước mặt bá quan văn võ và các anh tài trong thiên hạ.
=> Đại diện cho cái ác, gieo rắc nỗi kinh hoàng và gây tai họa cho người dân, đồng thời giúp Thạch Sanh thể hiện phẩm chất của người dũng sĩ.
Đồ vật
- Cây đàn:

- Niêu cơm:
- Là nhạc cụ đồng thời là vũ khí.
→ Đại diện cho tình
yêu, công lí, nhân đạo, hoà bình.
- Hàng vạn người ăn mãi không hết.
® Lòng nhân đạo, đoàn kết, hòa bình.
=> Góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu của truyện.


3. Đặc điểm của hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông:


Thạch SanhLý Thông
- Giết chằn tinh.


- Diệt đại bàng
- Cứu thái tử con vua thủy tề.
- Gảy đàn trong ngục giam.
- Vạch mặt mẹ con Lý Thông, tha tội chết cho họ, cưới công chúa.
- Dùng cây đàn để đánh đuổi quân xâm lược.
- Ban niêu cơm thần.
- Nối ngôi vua.
→ Thật thà, nhân hậu, dũng cảm, không màng vật chất; đại diện cho chính nghĩa, lương thiện
- Lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ, cướp công.
- Nhờ Thạch Sanh tìm hang ổ đại bàng, ám hại, cướp công.
- Về quê, bị sét đánh, bị biến thành bọ hung.



→ Độc ác, mưu mô, xảo quyệt, tham lam, vong ân bội nghĩa
/cách sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo; kết thúc có hậu/
=> Ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, hòa bình của nhân dân.

Hệ thống nội dung kiến thức cơ bản và trọng tâm của văn bản Thạch Sach sẽ giúp các em học sinh suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thạch Sanh nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện; phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích Thạch Sanh với các truyện cùng chủ đề.
 
Đóng vai Thạch sanh kể lại câu chuyện

Tôi là Thạch Sanh. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tôi sống lủi thủi một mình trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ có một lưỡi búa để hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi, nghỉ ở gốc đa. Lý Thông thấy tôi gánh củi về liền lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Tôi cảm động lắm, vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi:
- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
Tôi không nghĩ ngợi gì, vui vẻ nhận lời. Đêm hôm ấy, khi tôi đang mơ màng nửa ngủ nửa thức thì một con trăn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi giơ cao búa đánh vào con chằn tinh. Tôi xả xác nó làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung bằng vàng.

Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít.
Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Tôi không nghi ngờ gì liền trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.

Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng.

Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.

Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên.

Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi tìm cách lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề.
Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa.

Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.

Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.

Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.

Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.

Tôi lấy đàn thần ra gảy. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, tất cả đều phải xin hàng.

Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi cho dọn ra một niêu cơm nhỏ. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi không hết. Cơm trong niêu hết lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.

Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.
 

Bút Chì Màu

Moderator
Hệ thống bài tập luyện tập vận dụng về văn bản Thạch Sanh

Bài tập 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một cái lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”

(Trích Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1:
Đoạn trích trên nói về nội dung gì?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

Câu 3: Tìm cụm danh từ có trong đoạn trích trên?

Hướng dẫn làm bài:

Câu 1:
Đoạn trích giới thiệu lai lịch của Thạch Sanh.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là tự sự.

Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật mồ côi, dũng sĩ.

Câu 3: Cụm danh từ: một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài, một lưỡi búa của cha để lại, các môn võ nghệ, mọi phép thần thông.

Bài tập 2:Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“…Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lý Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay…”


(Thạch Sanh - Ngữ văn 6)

Câu 1: Truyện Thạch Sanh thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy trình bày đặc điểm của thể loại truyện đó.

Câu 2: Đoạn trích trên giúp em nhận ra được tính cách gì của Thạch Sanh và Lý Thông?

Câu 3: Đặt 1 câu với danh từ tìm được trong đoạn trích trên.

Câu 4: Hãy viết đoạn văn ngắn (4 - 6 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh, trong đó có sử dụng số từ (gạch chân dưới số từ đó).

Hướng dẫn làm bài:

Câu 1:


- Truyện Thạch Sanh thuộc thể loại truyện cổ tích.

- Đặc điểm của thể loại truyện đó:

+ Truyện kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật là động vật…

+ Truyện có yếu tố hoang đường kì ảo, thể hiện ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

Câu 2: Tính cách của nhân vật Thạch Sanh, tính cách của Lý Thông:

- Thạch Sanh: thật thà, tốt bụng.

- Lý Thông: gian xảo, mưu mô.

Câu 3: Học sinh đặt 1 câu với danh từ có trong đoạn trích.

Câu 4:Đoạn văn cảm thụ văn bản đảm bảo được các ý sau:

- Giới thiệu về Thạch Sanh.

- Ngoại hình, chiến công của Thạch Sanh.

- Cảm nhận của em: yêu mến và khâm phục chàng dũng sĩ tài đức vẹn toàn.

- Có sử dụng số từ và gạch chân dưới số từ ấy.

Bài tập 3:

Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi:


“Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận.... Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước”.

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?

Câu 2: Thể loại của văn bản có chứa đoạn trích?

Câu 3: Tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo có trong đoạn trích trên.

Câu 4: Trình bày cảm nhận của em về chi tiết kì ảo đó bằng một đoạn văn ngắn.

Hướng dẫn làm bài:

Câu 1:
- VB: Thạch Sanh

Câu 2:- Thể loại: Truyện cổ tích

Câu 3: - Chi tiết niêu cơm thần

Câu 4. gợi ý các ý chính trong đoạn văn.

- Giới thiệu : Thạch Sanh là câu chuyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

- Nêu được chi tiết kì ảo: Trong đoạn trích trên, niêu cơm thần là một chi tiết tưởng tượng kì ảo giàu ý nghĩa.

- Cảm nhận của em về chi tiết đó: Niêu cơm có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu ban đầu coi thường, chế giễu, nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục. Niêu cơm thần không những đã cảm hóa được quân thù mà còn khiến chúng phải cúi đầu khâm phục. Vì thế, niêu cơm tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu hòa bình của dân ta. Ngoài ra, hình ảnh đó còn mang ước mơ lãng mạn về sự no đủ của cư dân nông nghiệp VN ta khi có được niêu cơm cứ ăn hết lại đầy thì lao động của con người sẽ trở nên đỡ vất vả hơn, mọi người sẽ có được cuộc sống no đủ, hạnh phúc.

Bài tập 4 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.…” (Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào?

Câu 2: Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Cho biết khái niệm thể loại đó

Câu 3: Kể thêm 3 văn bản cùng thể loại với văn bản trên mà em biết.

Câu 4: Hãy tìm 2 danh từ chỉ sự vật và 2 cụm danh từ trong đoạn văn trên

Hướng dẫn làm bài:

Câu 1:
-Văn bản: Thạch Sanh

Câu 2:

  • Thể loại: Truyện cổ tích​
  • Khái niệm: Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc: Nhân vật bất hạnh; nhân vật thông minh; nhân vật ngu ngốc; nhân vật dũng sĩ; nhân vật có tà năng kì lạ; nhân vật là động vật.​
Câu 3:

Kể 3 văn bản thuộc thể loại cổ tích: Sọ Dừa, Cây Khế, Em bé thông minh

Câu 4
  • 2 danh từ: vợ chồng, nhà​
  • 2 cụm danh từ: hai vợ chồng, mọi người​
Bài tập 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước” (SGK Ngữ văn 6 - Tập 2)

Câu 1:
Đoạn văn trên trích ra từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cùng thể loại với truyện đó?

Câu 2: Nhân vật chính của văn bản là ai? Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Tìm từ láy có trong đoạn văn?

Câu 3: Đoạn văn trên xuất hiện một vật thần kì, đó là gì? Kể tên những vật thần kì khác xuất hiện trong văn bản em vừa tìm được.

Câu 4: Tìm cụm 1 cụm động từ trong đoạn văn

Câu 5 : Hãy viết một đoạn văn trình bày ý nghĩa của hình tượng vật thần kì xuất hiện trong đoạn văn trên.

Hướng dẫn làm bài:

Câu 1


-Văn bản: Thạch Sanh

- Thể loại: Truyện cổ tích

- phương thức biểu đạt chính: Tự sự

- Một tác phẩm: Em bé thông minh

Câu 2:

- Nhân vật chính: Thạch Sanh

- Ngôi kể: Ngôi 3

- Từ láy: vẻn vẹn

Câu 3:

- Vật thần kì: niêu cơm thần

- Vật thần kì khác:cây đàn thần

Câu 4 thết đãi những kẻ thua trận

Câu 5
:
trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề

Hướng dẫn làm bài Xác định yêu cầu: Ý nghĩa niêu cơm thần

  • Ở truyện “Thạch Sanh”, chi tiết niêu cơm thần có một số ý nghĩa sau:​
  • + Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy làm cho quân chư hầu mười tám nước lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó lại khâm phục.​
  • + Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ mười tám nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.​
  • + Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.​
 

DiễnđànKiếnthức .COM

  • Diễn đàn kiến thức Văn Sử Địa - Nơi mọi người có thể chia sẻ và thảo luận về văn, sử, địa nhằm nâng cao, mở mang kiến thức. .
Chat
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Điền Chủ @ Điền Chủ:
    Online vui vẻ
  2. Tiêu Huân Nhi @ Tiêu Huân Nhi:
    cả nhà nghỉ lễ vui không?
  3. Đấu Phá Thương Khung @ Đấu Phá Thương Khung:
    Tập 42 thay đổi đồ họa hầu hết các nhân vật. Tiếc không có Huân Nhi :)

Trang cá nhân

Người Bắc Giang !!!
Chúc mừng Oanh!!!!
Chào mừng kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2023)
“ Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Khổng Tử

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top