Bút Chì Màu

Moderator
Bài viết hệ thống kiến thức cơ bản về văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh. Văn bản nói về truyền thống yêu nước của dân tộc ta, có ước mơ khát vọng chế ngự thiên tai, giữ gìn bảo vệ môi trường. Bài viết gồm 2 nội dung chính:
I. những kiến thức chung về văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh
II. Những kiến thức trọng tâm về văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh

I. KIẾN THỨC CHUNG:

a. Thể loại:
Truyện truyền thuyết.

b. Phương thức biểu đạt: Tự sự

c. Ngôi kể : Ngôi thứ 3

d. Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh

e. Bố cục: 3 phần.

+Từ đầu “Một đôi”:Vua Hùng kén rể.

+Tiếp “Rút quân”: Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai vị thần.

+ Còn lại: Việc trả thù của Thủy Tinh.

f. Kể tóm tắt:

-
Tóm lược cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

HS kẻ bảng vào vở:

+ Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, gây chiến đánh nhau với Sơn Tinh.

+ Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua và hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.

g. Nghệ thuật

- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo có tính
khái quát cao.
- Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động.
h. Nội dung,Ý nghĩa

* Nội dung: Truyện giải thích hiện tượng mưa bão, lụt xảy ra hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước.
* Ý nghĩa: Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.

II. Kiến thức trọng tâm:

1. Vua Hùng kén rể

a. Hoàn cảnh của việc kén rể


- Vua có một người con gái tên là Mị Nương.

- Mị Nương người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.

- Vua Hùng rất mực yêu con.

b) Mục đích: Muốn chọn cho con một người chồng thật xứng đáng.

Việc chọn dâu, kén rể là mô tuýp mang tính truyền thống trong truyền thuyết và cổ tích.

c) Hệ quả: Hai chàng trai đến cầu hôn

phương diện
so sánh
Sơn Tinh
Thuỷ Tinh
Nguồn gốc​
- Chúa vùng non cao.- Chúa vùng nước thẳm.
Tài năng​
- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi.
- Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc dãy núi đồi.
- Gọi gió gió đến.
- Hô mưa, mưa về.
Nhận xét​
à Ngang tài ngang sức.
Tài năng của Sơn Tinh mang tính phát triển, tài năng của Thuỷ Tinh mang sự huỷ diệt (bão, lũ lụt).

d) Giải pháp: Thi tài dâng lễ vật sớm: chỉ trong 1 ngày ai dâng lễ vật trước sẽ được chọn.

* Lễ vật : “100 ván cơm nếp , 100 nệp bánh chưng,voi chín ngà,gà chín cựa,ngựa chín hồng mao”.

à Giải pháp kén rể có lợi cho Sơn Tinh. Vì đó là các sản vật nơi rừng núi thuộc Sơn Tinh cai quản.

à Vua Hùng nghiêng về phía Sơn Tinh vì nhận ra sức tàn phá của Thuỷ Tinh. Đồng thời ngài tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể chiến thắng Thủy tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

2. Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
*Nguyên nhân :
Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ liền đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.

*Diễn biến

Thuỷ Tinh


- Hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, rung chuyển cả đất trời.
- Dâng nước đánh Sơn Tinh.
Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên biển nước.

=> Sức mạnh và sự tàn phá ghê gớm.Thế gian ngập nước, không còn sự sống con người. Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh của thiên tai bão lụt, sự đe dọa thường xuyên của thiên tai với cuộc sống con người .

Sơn Tinh


- Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi,dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ .

- Nước dâng cao bao nhiêu,đồi núi cao lên bấy nhiêu.

=>Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh là hành động tự bảo vệ hạnh phúc gia đình, nhà cửa,đất đai và cuộc sống muôn loài trên mặt đất. Sơn Tinh có nhiều sức mạnh hơn: Chàng có sức mạnh tinh thần của vua Hùng; có sức mạnh vật chất: trận địa,đồi núi cao hơn,vững chắc hơn; có tinh thần bền bỉ.

Sơn Tinh tượng trưng sức mạnh chế ngự thiên tai ,bão lụt của nhân dân.

* Kết quả :Cuối cùng Thủy Tinh đã mệt mà Sơn Tinh vẫn vững vàng, Thủy Tinh đành rút quân về. Hằng năm dâng nước đánh Sơn Tinh

=>Thể hiện ước mơ, khát vọng nhân dân sẽ chế ngự được thiên nhiên. Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở miền Bắc nước ta.

Với những nội dung kiến thức cơ bản trên về văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh giúp bồi dưỡng tình cảm tự hào và tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của quê hương, đất nước. Từ đó giúp học sinh lớp 6 hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, phát huy và truyền bá tinh hoa văn hoá quê hương trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
 

Bút Chì Màu

Moderator
Hệ thống bài tập luyện Tập về Văn Bản Sơn Tinh Thủy Tinh

1.Bài tập 1 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:


“Hay đâu thần tiên đi lấy vợ

Sơn Tinh, Thủy Tinh lòng tơ vương

Không quản rừng cao, sông cách trở

Cùng đến Phong Châu xin Mị Nương

Sơn Tinh có một mắt ở trán

Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì

Một thần phi bạch hổ trên cạn

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi”


(SGK Ngữ văn 6, trang 34)

Câu 1: Đoạn thơ cho em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6? Văn bản đó thuộc thể loại nào? Hãy trình bày các sự việc chính của văn bản đó.

Câu 2: Hãy giải thích nghĩa và cho biết nguồn gốc của các từ: Sơn Tinh, Thủy Tinh, bạch hổ

Câu 3: Từ “râu ria” trong câu “Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì” thuộc loại từ nào theo cấu tạo? Hãy giải thích lựa chọn của em

Câu 4: Xác định thành phần câu trong các câu sau:

Sơn Tinh, Thủy Tinh lòng tơ vương

Sơn Tinh có một mắt ở trán

Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì

Một thần phi bạch hổ trên cạn

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.

Hướng dẫn làm bài:

Câu 1


-Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh

- Thể loại: Truyền thuyết

- Các sự việc chính:

(1) Vua Hùng kén rể.

(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3) Vua Hùng ra điều kiện kén rể.

(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

Câu 2

- Sơn Tinh: thần núi. Thủy Tinh: thần nước. bạch hổ: hổ trắng
- Nguồn gốc: Từ mượn tiếng Hán
Câu 3

- Từ râu riatừ ghép

- Dù hình thức, từ râu ria có sự lặp lại âm đầu r, nhưng khi tách ra, cả hai tiếng râuria đều có nghĩa nên râu riatừ ghép

Câu 4


Sơn Tinh, Thủy Tinh (Chủ Ngữ )/lòng tơ vương ( Vị Ngữ )

Sơn Tinh ( Chủ ngữ ) /có một mắt ở trán ( vị ngữ)

Thủy Tinh ( chủ ngữ ) /râu ria quăn xanh rì ( vị ngữ)

Một thần ( chủ ngữ )/ phi bạch hổ trên cạn ( Vị ngữ)

Một thần ( chủ ngữ ) / cưỡi lưng rồng uy nghi ( Vị ngữ )

2.Bài tập 2 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:


"Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán:

- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.


Câu 1: Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì? Nêu khái niệm về thể loại đó.

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản chứa đoạn văn trên là những ai? Tìm những chi tiết giới thiệu về các nhân vật đó?

Câu 3: Giải thích nghĩa của từ "băn khoăn" ? Cho biết em giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

Câu 4: Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên.

Câu 5: Hãy viết đoạn văn trình bày ý nghĩa biểu tượngcủa những nhân vật chính em vừa tìm được trong đoạn văn.

Hướng dẫn làm bài:

Câu 1


-Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh

- Thể loại: Truyền thuyết

- Khái niệm:

+ Truyền thuyết (TT) là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

+Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể

Câu 2

-Biện pháp tu từ: Nhân hóa (núi Trùm Cát : đứng sừng sững, uy nghi, trầm mặc, những con sóng nhỏ mơn man vỗ vào bờ cát)
-Tác dụng: Làm cảnh vật dưới trăng thêm lung linh, sống động, giàu sức sống, gần gũi với con người
Câu 3
-Từ băn khoăn: không yên lòng vì đang có điều phải suy nghĩ, cân nhắc.
- Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Câu 4


- Từ láy: lấp loáng, sừng sững, mơn man.

Câu 5:

Hướng dẫn làm bài Xác định vấn đề: Ý nghĩa của nhân vật chính tức là ý nghĩa của nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh

Câu mở đoạn: Trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh mang nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.

Thân đoạn:

- Thủy Tinh: chính là hiện tượng lũ lụt ghê gớm hằng năm,

- Sơn Tinh chính là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là mơ ước chinh phục, chế ngự thiên tai của nhân dân ta.

Kết đoạn:Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật hoang đường, không có thật, thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân ta. Qua đó, ta có thể thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động, những quan niệm về con người, về thiên nhiên của cha ông ta từ cách đây hàng mấy nghìn năm.

3.Bài tập 3 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”. (Ngữ Văn 6, tập 2, trang 32)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của văn học dân gian? Hãy kể tên các văn bản thuộc thể loại đó mà em đã học.

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản là ai? Nêu ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn văn?

Câu 4: Đoạn văn trên là sự kết hợp hai phương thức biểu đạt. Đó là hai phương thức nào?

Câu 5: Viết một đoạn văn trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa xác định được .

Hướng dẫn làm bài:

Câu 1

-Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh

- Thể loại: Truyền thuyết

- Các văn bản thuộc thể loại đó: Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm

Câu 2
- Nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Thủy Tinh: chính là hiện tượng lũ lụt ghê gớm hằng năm,
- Sơn Tinh chính là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là mơ ước chinh phục, chế ngự thiên tai của nhân dân ta.người
Câu 3

- Từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh

Câu 4 : Hai phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả

Câu 5:

HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề

Hướng dẫn làm bài Xác định yêu cầu: Trình bày giá trị nội dung – nghệ thuật văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh

Câu mở đoạn:Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thuyết mang giá trị nội dung, nghệ thuật sâu sắc

Thân đoạn:

Về giá trị nội dung
: Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, truyện tái hiện thành công cuộc kén rể của vua Hùng và cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, qua đó

+ Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm xảy ra ở vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam thưở các vua Hùng dựng nước.

+ Truyện thể hiện khát vọng chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của cư dân Việt cổ ở đây.

+ Truyện cũng nhằm suy tôn, ca ngợi công lao của các vua Hùng trong công cuộc dựng nước đầy khó khăn, gian khổ.

Về giá trị nghệ thuật: Truyện sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảođể xây dựng nhân vật, khiến nhân vật có tầm vóc lớn lao, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, tạo tình huống hấp dẫn và có nhiều chi tiết liên quan đến lịch sử thời quá khứ

Kết đoạn:Với giá trị sâu sắc ấy, STTT là truyền thuyết hấp dẫn nhiều thế hệ.

Bài tập 4

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:


Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc dời từng quả đồi, dời từng quả núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của văn học dân gian?

Câu 2: Phương thức biểu đạt trong văn bản là gì? Xác định ngôi kể của đoạn văn trên.

Câu 3: Từ nao núng thuộc kiểu từ nào theo cấu tạo và có ý nghĩa là gì?

Câu 4: Từ nội dung đoạn trích trên, em cảm nhận Sơn Tinh là người như thế nào?

Câu 5: Viết một đoạn văn trình bày ý nghĩa của văn bản em vừa xác định được trong đoạn văn trên.

Hướng dẫn làm bài:

Câu 1


-Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh

- Thể loại: Truyền thuyết

Câu 2

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự kết hợp miêu tả
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
Câu 3
- Từ nao núng thuộc từ láy
-Nao núng: bắt đầu thấy lung lay, không còn vững vàng tinh thần nữa
Câu 4
Qua đoạn trích, Sơn Tinh là người có ý chí, sức mạnh, tinh thần quyết tâm ngăn lũ, bảo vệ muôn vật muôn loài, chàng là người nhân hậu, vững vàng, bền bỉ

Câu 5

- Từ láy: lấp loáng, sừng sững, mơn man.

Câu 6:

Câu mở đoạn: Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thuyết mang ý nghĩa sâu sắc

Thân đoạn:

- Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo giải thích hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

- Qua hình tượng hai vị thần và cuộc giao tranh ác liệt của họ, tác giả dân gian đã thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lũ của người Việt cổ.

- Truyện cũng thể hiện thái độ của nhân dân với các vua Hùng, đó là thái độ đề cao, ca ngợi và suy tôn.

Kết đoạn: Với ý nghĩa sâu sắc ấy, STTT là truyền thuyết hấp dẫn nhiều thế hệ.

5. Bài tập 5 Đọc đoạn trích:

“Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió gió đến; hô mưa mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng ” (Ngữ văn 6 - Tập 2, tr.31 NXB giáo dục Việt Nam năm 2017) Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì?

Câu 2 Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3 Em hãy giải nghĩa từ “cầu hôn”?

Câu 4 Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu văn sau: Người ta gọi chàng là Sơn Tinh

Câu 5
Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh?

Câu 6 Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng. Hãy lí giải bằng một đoạn văn ngắn.

Hướng dẫn làm bài:

Câu 1


- Đoạn văn trên trích từ văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Thể loại của văn bản: truyền thuyết.

Câu 2:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự

Câu 3:

Giải nghĩa từ “cầu hôn”: xin được lấy làm vợ.

Câu 4:

- Chủ ngữ: Người ta

- Vị ngữ : gọi chàng là Sơn Tinh

Câu 5:

- Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh của của nhân dân, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta.

- Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh của của thiên tai, bão lũ (đe dọa đến tính mạng con người) xảy ra hàng năm.

Câu 6

- Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Viết hoa lùi đầu dòng và có câu đầu đoạn giới thiệu ý khái quát.

- Xác định đúng vấn đề. tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng

- Có thể viết đoạn văn theo gợi ý sau:

Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì:

- Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên , học sinh – lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới

- Mục đích của hội thi là khỏe để học tập tốt, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

- Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.

6.Bài tập 6 Cho đoạn văn sau:

“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi dời từng dãy núi. Nước sông dâng cao bao nhiêu đồi núi dâng cao bấy nhiêu. Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt. Thủy Tinh đành rút quân về.” (Sơn Tinh Thủy Tinh)

a) Phương thức biểu đạt của đoạn trích là gì?

b) Em hiểu thế nào là “không hề nao núng”?

c) Tìm hai câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự như phần em giải thích ở câu b?

d) Từ chiến thắng của Sơn Tinh, hãy nêu cách giải quyết của em khi gặp phải thử thách bất ngờ trong cuộc sống, chia sẻ bằng 4-5 câu văn.

Hướng dẫn làm bài:

a) Phương thức biểu đạt: Tự sự

b) Không hề nao núng: không lung lay, luôn vững lòng tin vào bản thân.

c) Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

- Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

d) Học sinh trả lời đảm bảo:

*) Hình thức: Đủ 4-5 câu văn hoàn chỉnh.

*) Nội dung:

- Sơn Tinh đã chiến thắng Thủy Tinh vì chàng luôn bình tĩnh, tự tin vào bản thân, chủ động tìm cách đối phó, kiên trì.

- Trong cuộc sống không tránh khỏi những thử thách bất ngờ. Khi đứng trước các thử thách đó thì cần phải bình tĩnh, tin vào bản thân có thể làm được. Chủ động tìm ra cách giải quyết. Luôn kiên trì, không nóng vội, giận dữ.
 

Huyền Trang VP

S.Moderator
Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thuyết rất hay được đưa vào sân khấu hóa để các em học sinh thỏa sức sáng tạo. Tiết học sẽ rất thú vị khi các em học sinh được hóa thân vào các nhân vật.
 

DiễnđànKiếnthức .COM

  • Diễn đàn kiến thức Văn Sử Địa - Nơi mọi người có thể chia sẻ và thảo luận về văn, sử, địa nhằm nâng cao, mở mang kiến thức. .
Chat
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Điền Chủ @ Điền Chủ:
    Shoutbox has been pruned!

Trang cá nhân

Văn bản Thạch Sanh​

Văn bản Thạch Sanh​

Kiến Thức Chủ đề Các dân tộc trên đất nước Việt Nam​

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top