Thuốc – Lỗ Tấn – Ngữ văn lớp 12
Thuốc được công bố lần đầu vào tháng 4 - 1919, chỉ một tháng trước khi bùng nổ phong trào Ngũ Tứ, sự kiện mở đầu cho lịch sử Trung Quốc hiện đại.
Tác giả
Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân, quê ở huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Ông là nhà văn cách mạng nổi tiếng của văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX. Thời tuổi trẻ Lỗ Tấn nhiều lần đối nghề vì nhân đạo và khát vọng đổi mới đất nước: Lúc đầu học nghề hàng hải với ước mong mở rộng tầm mắt, sau đó chuyển sang nghề khai mỏ với ý nguyện làm giàu cho quê hương. Nhờ học giỏi, ông được sang Nhật học, ông chọn ngành y với mong muôn chữa bệnh cho người nghèo. Cuối cùng ông nhận ra chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân nên ông chuyển sang hoạt động văn học. Sáng tác của Lỗ Tấn xoay quanh chủ đề “phê phán quốc dân tính”. Ông chủ trương dùng ngòi bút phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý tìm phương thuốc chạy chữa.
Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác
Thuốc được công bố lần đầu vào tháng 4 – 1919, chỉ một tháng trước khi bùng nổ phong trào Ngũ Tứ, sự kiện mở đầu cho lịch sử Trung Quốc hiện đại. Để hiểu thêm ý nghĩa tác phẩm, cần hiểu lịch sử Trung Quốc nửa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Lúc đó Trung Quốc được xem là “con bệnh trầm, trọng”. Sự xâu xé, xâm lấn của nhiều đế quốc đã biến Trung Quốc từ một nước phong kiến tự chủ thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Đa sô’ nhân dân Trung Quốc “đang ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”, một bộ phận nhân dân đứng dậy làm cách mạng nhưng thất bại. Truyện Thuốc ra đời, nhà văn muôn tìm phương thuốc mới chữa bệnh ngu muội, đớn hèn của dân tộc.
b) Tóm tắt tác phẩm
Vợ chồng Hoa Thuyên, chủ quán trà, có con trai bị ho lao. Nhờ người giúp, lão tìm tới cai ngục mua bánh bao chấm máu của tử tù mang về nướng cho con ăn, mong nó khỏi bệnh. Khi thằng con ăn bánh bao thì trong quán trà người ta bàn tán công hiệu của “thứ thuốc đặc biệt” rồi chuyến sang bàn tán về người tử tù mới bị chém. Chủ yếu họ nói về những người được lợi quanh cái chết của tử tù Hạ Du, họ không hiểu cách mạng, cho rằng Hạ Du là điên.
Thằng con ông bà Hoa Thuyên cuối cùng đã chết. Mộ nó gần mộ Hạ Du. Nghĩa địa người chết chém và nghĩa địa người nghèo phân định bằng một con đường mòn nhỏ. Tiết thanh minh, hai người mẹ đi viếng mộ con. Họ bắt đầu có sự đồng cảm nỗi đau của những người mẹ mất con. Họ cùng ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa.
c) Chủ đề
– Qua chiếc bánh bao tẩm máu người và cái chết của con trai bà Hoa Thuyên tác giả phê phán tập quán chữa bệnh hết sức u mê, lạc hậu của nhân dân Trung Quốc và nói rằng cần phải có một thứ thuốc chữa bệnh khoa học.
– Qua cái chết đầy bi kịch fủa người chiến sĩ cách mạng Hạ Du, tác giả cho thấy cần phải có một thứ thuốc mới chữa bệnh tinh thần cho toàn xã hội.
– Chủ đề thứ hai mới là điều nhà văn muôn nói với người đọc.
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Tìm tiêu đề cho từng phần của câu chuyện.
– Phần 1: Ông Hoa Thuyên đi mua chiếc bánh bao tẩm máu người trị bệnh lao cho con trai.
– Phần 2: Bà Hoa Thuyên nướng chiếc bánh bao mới mua được cho con trai ăn, hi vọng con sẽ khỏi bệnh.
– Phần 3: Trong quán trà ông Thuyên, mọi người bàn về công hiệu của bánh bao trị bệnh lao và bàn tán về cái chết của Hạ Du.
– Phần 4: Tại nghĩa địa, bà Hoa đi thăm mộ thằng Thuyên, bà mẹ Hạ Du cũng đi thăm mộ con. Bà Hoa bước qua con đường mòn ngăn cách hai nghĩa địa đến an ủi mẹ Hạ Du. Họ ngạc nhiên khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.
Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người nối kết các chi tiết của tác phẩm, làm nổi bật chủ đề.
Chiếc bánh bao tẩm máu chữa bệnh lao, kết quả thêm một ngôi mộ của thằng bé Thuyên trong nghĩa địa. Chiếc bánh bao ấy rõ ràng không phải là thứ thuốc mà bệnh nhân lao cần tìm. Mặt khác chiếc bánh bao đó không phải tẩm máu của bất kì kẻ tội phạm nào mà nó tẩm máu của người chiến sĩ cách mạng, điều đó càng làm nổi bật bi kịch của người cách mạng xa rời quần chúng và sự thờ ơ, chẳng biết gì về ý nghĩa của cách mạng trong nhân dân.
Chủ đề bàn luận của những người trong quán trà của lão Hoa:
a) Bàn về công hiệu của “thứ thuốc đặc biệt” – Chiếc bánh bao tẩm máu người dùng để trị bệnh lao. Lão Cả Khang cam đoan nhiều lần “thế nào cũng khỏi”. Một người “râu hoa râm” cũng khẳng định theo “nhất định khỏi thôi mà”. Ông bà Hoa Thuyên cũng ấp ủ niềm hi vọng con sẽ khỏi sau khi dùng “thứ thuốc đặc biệt ấy” (nên tươi cười, cung kính bày tỏ lòng biết ơn với lão Cả Khang, người cho họ “biết tin sớm”).
Lưu ý nghệ thuật kể chuyện của tác giả: trong khi mọi người bàn tán “oang oang” về công hiệu của thuốc thì thằng bé Thuyên vẫn “ho”, “ho lấy ho để” “ho cố mạng”. Sự tương phản ấy ngầm ý nói đó không phải là thứ thuốc đặc biệt mà là thuốc độc đang từ từ làm cho bệnh thằng bé ngày càng nặng thêm.
– Từ những lời bàn luận đó, tác giả cho thấy niềm tin hết sức mê muội, mù quáng của nhân dân vào cách chữa bệnh cực kì lạc hậu, phản khoa học.
Bàn về Hạ Du – người chiến sĩ cách mạng bị xử chém. Qua những lời bàn ấy, ta thấy:
– Bộ mặt tàn bạo, thô bỉ của lão Cả Khang: Lão cho rằng có người chết chém để mua được bánh bao tẩm máu trị bệnh lao như lão Hoa là “may phúc” (từ này lặp lại nhiều lần). Lão rất cao hứng, thích thú về việc này nên cứ “riói oang oang”. Lão thấy thiệt vì chẳng kiếm chác được gì từ cái chết của Hạ Du, lão ganh với cụ Ba – người được hai mươi lạng bạc vì có công tô’ giác cháu Hạ Du. Lão coi Hạ Du là “thằng nhãi con”, “thằng khốn nạn”.
– Bộ mặt lạc hậu của nhân dân Trung Quốc: Họ không phân biệt được phải trái, trắng đen. Họ ngồi “vểnh tai nghe”, “lấy làm thích thú” khi lão Cả Khang kể chuyện Hạ Du bị xử chém, không có một chút tình thương đồng loại (trong khi ai cũng biết Hạ Du là con bà Tứ – cùng một cộng đồng). Với đám đông dân chúng, Hạ Du chỉ là một đối tượng để họ đàm tiếu. Họ chẳng hiểu cách mạng là gì cả. Thậm chí người ta còn cho hành động của Hạ Du là “giặc”, việc Hạ Du tuyên truyền khẩu hiệu cách mạng cho lão Nghĩa là “điên”. Cụ Ba không hiểu cách mạng nên tố giác cháu để lĩnh thưởng, mẹ Hạ Du cảm thấy “xấu hổ” khi đi thăm mộ con.
Hạ Du làm cách mạng, xả thân vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp giải phóng nhân dân trong đó có những người như ông bà Hoa, ông Ba, lão Cả Khang… nhưng họ lại dửng dưng trước cái chết của Hạ Du một cách đáng phê phán. Lỗ Tấn muôn nói rằng: phải có một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng.
– Hình ảnh Hạ Du hiện lên qua lời hàn tán
+ Đó là một người chiến sĩ cách mạng có phẩm chất cao đẹp. Lý tưởng cách mạng rất rõ ràng: lật đổ ngai vàng, đưa đất nước Trung Quốc về với nhân dân Trung Quốc. Một người dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn (chấp nhận chết chém vì cách mạng), dũng cảm tuyên truyền lí tưởng cách mạng với cả người cai ngục trong những ngày chờ lên máy chém. Hạ Du là hình ảnh người chiến sĩ “đi trước buổi bỉnh minh”, là người thức dậy sớm khi quần chúng còn mê ngủ “trong cái nhà hộp bằng sắt”. Tác giả bày tỏ sự trân trọng, kính phục đốì với nhân cách của người cách mạng như Hạ Du.
+ Một người chiến sĩ cách mạng xa rời quần chúng. Lý tưởng, hành động cách mạng cao đẹp của anh không ai biết, ngay đến người thân cũng không hiểu nên không bảo vệ anh, mẹ anh gào khóc kêu anh chết oan, xấu hổ khi đi thăm mộ con bị người khác nhìn thấy. Anh chết trong cô đơn. Một cái chết kiêu hùng nhưng không có ai tôn vinh.
Tác giả lại đặt ra vấn đề: phải làm sao cho cách mạng gắn bó với quần chúng, tìm được sự ủng hộ, bảo vệ của quần chúng.
Không gian nghệ thuật là tù hãm, bế tắc nhưng thời gian nghệ thuật lại có tiến triển:
– Không gian nghệ thuật là một pháp trường vắng vẻ, một quán trà nghèo nàn, một bãi tha ma dày khít mộ. Không gian dung dị, giàu chất hiện thực nhưng hết sức trầm lắng, bế tắc.
– Thời gian nghệ thuật có sự tiến triển: mở đầu tác phẩm là cảnh mùa thu, mùa của lá vàng rơi, cũng là mùa trảm quyết của tử tù. Cảnh cuối tác phẩm là mùa xuân năm sau, mùa của sự đâm chồi nảy lộc.
Cái chết của hai người con, một chết chém, một chết bệnh, những cái chết đau đớn có ý nghĩa thức tỉnh cho người sông.
* Hình ảnh vòng hoa trên ngôi mộ Hạ Du thể hiện niềm tin tưởng lạc quan của tác giả: tương lai quần chúng sẽ hiểu hành động của những người như Hạ Du, vòng hoa hứa hẹn một sự tiếp bước theo người cách mạng. Không khí của truyện rất u buồn, tăm tối nhưng hình ảnh vòng hoa kết thúc tác phẩm lại mở ra một niềm tin tươi sáng.
LUYỆN TẬP
Hình ảnh nghĩa địa những người chết chém, chết tù và nghĩa địa những người nghèo, hình ảnh hai bà mẹ bất hạnh ở nghĩa địa có ý nghĩa gì?
* Gợi ý:
– Con đường mòn là biểu tượng của sự chia cắt, tách biệt, đôi lập, đó cũng là con đường mòn ăn sâu trong ý thức của con người: Nghĩa địa người chết chém, chết tù (người phản nghịch, người cách mạng) tách biệt với nghĩa địa người nghèo (nhân dân lao động). Không có sự hiểu biết cảm thông.
– Cả hai bà mẹ đều bất hạnh, mất con, không hiểu con mình chết vì sao nhưng giữa họ đã có sự đồng cảm. Bà Hoa đã bước sang bên kia đường mòn để an ủi mẹ Hạ Du.
– Hình ảnh hai bà mẹ đến với nhau cuối tác phẩm phần nào thể hiện niềm tin của tác giả vào sự đoàn kết của nhân dân, sự thấu hiểu của nhân dân đối với người cách mạng.