Phân tích Bình Ngô đại cáo để chứng minh cho nghệ thuật chính luận tài tình của Nguyễn Trãi.

Cosmos

Moderator
Bài làm
Trên phương diện văn chương, Nguyễn Trãi được coi là một trong không nhiều các nhà văn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thời kì trung đại. Ông sáng tác trên nhiều thể loại, thể loại nào cũng có những sáng tác xuất xắc. Không chỉ là nhà thơ trữ tình sâu sắc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn chính luận kiệt xuất. Ông để lại khối lượng khá lớn văn chính luận (Quân trung từ mệnh tập, chiếu biểu viết dưới triều Lê...) nhưng chỉ cần Bình Ngô đại cáo cũng đủ để chứng minh chứng cho nghệ thuật chính luận tài tình của ông.
Có thể nói, Bình Ngô đại cáo đạt tới trình độ mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ và lập luận sắc bén.
Đối tượng của văn bản chính luận này không chỉ là giặc Minh với những tội ác tày trời chúng ta đã gieo cho nhân dân, đất nước ta mà còn là nghĩa quân Lam Sơn, nhân dân đất nước Đại Việt. Bình Ngô đại cáo là áng văn yêu nước lớn của thời đại, là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đó cũng chính là mục đích mà Nguyễn Trãi hướng tới.
Nghệ thuật chính luận của bài cáo được thể hiện trước hết ở nghệ thuật kết cấu Nguyễn Trãi đã kết cấu văn bản này một cách sáng tạo theo kết cấu chung của thể cáo. Bình Ngô đại cáo có kết cấu bốn đoạn rất chặt chẽ . Đoạn thứ nhất, Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung Bình Ngô đại cáo:
Trong nguyên lí chính nghĩa, Nguyễn Trãi trình bày hai nội dung chính là tư tưởng nhân nghĩa:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Và chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu...

Sang đến đoạn thứ hai, bằng mười hai cặp tứ lục, tác giả đã hoang thiện bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh. Bản cáo trạng được trình bày theo một trình tự loogic. Ban đầu, tác giả vạch trần âm mưu xâm lược:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

Tiếp đó tác giả lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo mạnh mẽ các hành động tội ác:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ nướng dưới hầm tai vạ...

Đoạn văn thứ ba là đoạn văn dài nhất của bài cáo, có ý nghĩa như bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tương ứng với hai giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trãi đã khắc họa hình tượng chủ tướng Lê Lợi và bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa.
Và cuối cùng, ở đoạn văn thứ tư, nhà văn đã kết thúc bài cáo bằng lời tuyên bố nền đọc lập của dân tộc đã được lập lại và rút ra bài học lịch sử:

Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới...

Sự điêu luyện của nghệ thuật chính luận Nguyễn Trãi không chỉ được thể hiện trong kết cấu chặt chẽ mà còn được thể hiện ở cách lập luận tài tình của nhà văn. Tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc là cơ sở chân lí làm cơ sở để lập luận. Trước hết, tác giả nêu tiền đề có tính chất chân lí làm cơ sở để lập luận. Tiền ề đó được khai sáng vào thực tiễn, giúp tác giả chỉ đâu là phi nghĩa để tố cáo, lên án, đâu là chính nghĩa để khẳng định, ngợi ca cơ sở tiền đề và thực tiễn, kết luận được rút ra.
Nghệ thuật chính luận còn được thể hiện qua sự gắn bó chặt chẽ giữa lí lẽ với thực tiễn. Như khi luận giải về chân lí khách quan sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt, tác giả đã đưa ra những cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử trên mọi phương diện cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, văn hiến, lichj sử riêng, chế độ riêng:

Như nước Đại Việt ta...
... cũng có

Sự gắn bó giữa chính luận và thực tiễn cong đươc thể hiện rất đậm nét ở các đoạn văn sau này.
Một phương diện khác làm nên sự tài tình trong nghệ thuật chính luận của Nguyễn Trãi là bút pháp. Bình Ngô đại cáo có sự kết hợp giữa bút pháp tự sự, trữ tình và bút pháp anh hùng ca. Nhà văn không độc tôn một bút pháp nào mà luôn hài hòa chúng trong lời văn của mình. Ở đoạn thứ ba, khi phản ánh giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, khắc họa hình tượng Lê Lợi chủ yếu trên phương diện tâm lí, Nguyễn Trãi đã kết hợp bút pháp trữ tình với bút pháp tự sự:

Trông người người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi,
Tự ta ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối...

Khi dựng lại bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh nhịp điệu, tất cả đều đậm chất anh hùng ca :

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
Nổi gió to trút sạch lá khô,
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ...

Như vậy từ kết cấu đến cách lập luận, đến bút pháp nghệ thuật, tất cả đều thể hiện Bình Ngô đại cáo là một áng văn chính luận xuất sắc.
Với Bình Ngô đại cáo , Nguyễn Trãi xứng đáng là cây bút chín luận lỗi lạc của văn học trung đại Việt Nam.
 

Cosmos

Moderator
Nguyễn Trãi (1380-1442)

I – Tác giả Nguyễn Trãi

1- Cuộc đời

Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai quê ở chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời về xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây ( nay là Hà Nội ). Cha ông là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con của Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời nhà Trần. Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi ông ngoại qua đời, ông về Nhị Khê, nơi cha ông đang dạy học. năm hai mươi tuổi, ông đỗ tiến sĩ, hai cha con ông cùng ra làm quan dưới triều đình nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, cha ông bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trai và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau khi được thả ra, ông tìm đến nghĩa quân nghĩa quân của Lê Lợi đứng lên chống lại nhà Minh. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Đầu năm 1428, sau khi quét sạch quân thù, ông hăm hở tham gia bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó ông được tha nhưng không còn được tin dùng như trước nữa. ông buồn, xin về Côn Sơn ở ẩn. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì sảy ra vụ nhà vua chêt đột ngột ở trại vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đôi với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình đã vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội giết cả ba họ năm 1442.
Nỗi oan tày trời đó hơn hai mươi năm sau , năm 1464, Lê Thánh tông mới giải tỏa rồi cho sưu tầm lạ thơ văn ông và tìm người con trai còn sống sót cho làm quan.
Năm 1980, Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điểm cơ bản sau:
+ Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ.
+ Nguyễn Trãi cũng là một người phải chịu những nỗi oan thảm khốc nhất trong lịch sử nước ta do xã hội cũ gây nên.


2- Tư tưởng yêu nước thương dân
Tư tưởng yêu nước thương dân là tư tưởng cốt lõi, quán xuyến suốt cuộc đời hành động cũng như sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi. Ở Nguyễn Trãi, yêu nước thương dân luôn đi đôi mật thiết, gắn bó hữu cơ với nhau. Có thể nói, Nguyễn Trãi là người đã có công hiến phát huy tư tưởng yêu nước truyền thống đến đỉnh cao nhất ở thế kỉ XV. Với Nguyễn Trãi, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời phong kiến được xác lập hoàn chỉnh và có những cống hiến đáng kể vào sự nghiệp yêu nước và giữ nước của dân tộc, phù hợp với thời đại.
Những điểm đóng góp của Nguyễn Trãi có thể kể như sau:
+ Quan niệm về nước: Tới thời Nguyễn Trãi thì quan niệm về nước với thực sự đầy đủ. Trong đoạn đầu của bài “ Bình ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ quan niệm về một quốc gia độc lập bao gồm: lãnh thổ, chủ quyền, truyền thống lịch sử - văn hóa riêng biệt và những con người đã tạo lên truyền thống đó. Cách nhìn nhận này khá gần với hiện đại, mang nhiều nét tiến bộ, đưa đến những suy nghĩ đúng đắn, đày đủ hơn về trách nhiệm với đât nước. Bảo vệ truyền thông văn hóa, bảo vệ lãnh thổ, vua, mà là còn bảo vệ truyền thống văn hóa, bảo vệ số đồn con người đã làm ra những giá trị tinh thần ấy.
+ Về quan hệ nước và dân: Nguyễ Trãi gắn liền dân với nước. yêu nước phải đi đôi với thương dân. Cứu nước trước hết là đẻ cứu dân thoái khỏi ách áp bức của ngoại bang. “trừ bạo, yên dân” là ngon cờ giương cao trong kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, đòng thời cũng là đường lối chính trị mà Nguyễn Trãi theo đuổi trong suốt thời kì xây dựng đất nước. Theo quan niệm của ông thì: phải biết phát huy sức mạnh nhân dân, dựa vào dân mà đánh giặc giữ nước cũng như trong xây dựng đát nước và luôn lấy nguyện vọng của dân làm gốc.
+ Yêu nước gắn liền với tư tưởng hòa bình, nhân đạo: tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi không sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà gắn liền với tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hào bình. Yêu nước nhưng không hiếu chiến để mưu đồ lợi ích riêng cho dân tộc mình mà chiến đấu để đạt hòa bình, hạnh phúc cho cả dân tộc mình, đồng thời yên vui cho cả nhân dân nước đối phương. Tinh thần này được thể hiện trong chủ trương tha bổng cho hàng vạn quân giặc trở về nước để thể hiện tình hòa hiếu, mong muốn đoàn kết hai nước lại với nhau. Điều này được thể hiện trong Bình ngô đại cáo và Chí Linh sơn phú.
Có thể tóm lại, tư tưởng của Nguyễn Trãi chỉ có một điểm nhất quán là yêu nước thương dân. Xét về góc độ con người thi đó là nhân nghĩa, nhân đạo. Đặt trong hệ thống đạo đức phong kiến theo quan niệm Nho gia thì nó là “trung hiếu”. Sự thể hiện và vận dụng tuy có nhiều vẻ khác nhau nhưng thực chất chỉ là một.
3- Quan niệm về văn nghệ
Nguyễn Trãi là người hiểu biết về nhiều ngành văn nghệ. Về văn thơ, ông sành đủ lối. về nghệ thuật, ông không chỉ biết nhạc mà còn rành cả về họa.
Nguyễn Trãi không trực tiếp phát biểu ý kiến về văn nghệ nhưng từ văn thơ ông sang tác cũng như cuộc đời ông ta có thể rút ra một số quan niệm sau:
+ Văn nghệ không phải là một trò tiêu khiển, cũng không phải là một cách bộc lộ của người nghệ sĩ nhằm thỏa mãn cá nhân mình, mà văn nghệ nhằm mục đích rộng rãi, to lớn hơn là phục vụ cuộc sống, phục vụ nhiệm vụ chính trị của dân tộc. Nguyễn Trãi đã thể hiện quan niệm đó bằng cách phát huy cao độ trong “Quân trung từ mệnh tập” ( sử dụng văn thơ để viết thư chiêu hàng quân giặc). Ngoài ra, theo Nguyễn Trãi thì văn học có mục đích nhân sinh sâu sắc và hết sức quan trọng:
Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược
Có nhân, có trí, có anh hùng
(Bảo kính cảnh giới, V)
+ Nguồn gốc của văn nghệ là cuộc sống. Người nghệ sĩ đi sâu vào thực tiễn của cuộc sống và góp phần làm cho cuộc sống ấy phải là cuộc sống yên lành, hạnh phúc thì người nghệ sĩ mới có tác phẩm xứng đáng với nhiệm vụ của mình và với cuộc sống.
+ Về tác dụng của văn nghệ: Nguyễn Trãi cho rằng không những văn nghệ đóng góp phần mình làm cho cuộc sống yên lành hạnh phúc mà còn làm cho tâm hồn của con người được rộng mở, phong phú, thanh cao hơn, làm cho con người biết sống đẹp.
 

Cosmos

Moderator
II - Sự nghiệp thơ văn

Có thể nói, Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà thơ lớn, là vị anh hùng của dân tộc. Nguyễn Trãi đã để lại rất nhiều tác phẩm văn chương cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Các tác phẩm của Nguyễn Trãi viết về các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lí, pháp luật… Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi Viên.
1-Văn chính luận:
Văn chính luận của Nguyễn Trãi có một khối lượng khá lớn: Quân trung từ mệnh tập, bình Ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới triều Lê… Trước thời của Nguyễn Trãi mới có văn chính luận chứ chưa có có nhà văn chính luận. trong lịch sử văn học, văn chính luận thời nào cũng có, người viết văn chính luận cũng không ít song là người mà đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường như Phạm Văn Đồng nói về Nguyễn Trãi thì thực là hiếm có. Nguyễn Trãi chính là nhà văn chính luận kiệt xuất đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc.
Văn chính luận của Nguyễn Trãi có những đặc điểm và tính chất nổi bật. Trước hết, đó chính là tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác của người dung văn chương phục vụ cho những mục đích chính trị xã hội
Văn chính luận của Nguyễn Trãi phản ánh một tinh thần dân tộc đã trưởng thành. Đó là một thành tựu lịch sử, một đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi vào lịch sử tư tưởng, lịch sử văn học dân tộc mà sau này các nhà thơ, nhà chính trị nước ta sử dụng.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
(Nguyễn Đình Chiểu)

Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của nước ta. Đóng góp của ông đối với sự phát triển của văn học dân tộc trong đó có thành tựu của văn chính luận là vô cùng to lớn và có ý nghĩa thời đại. Nguyễn Trãi là nhà văn đầu tiên có ý thức dùng văn chương là vũ khí chiến đấu có hiệu quả nhất cho cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Văn chính luận của Nguyễn Trãi có giá trị mẫu mực, cổ điển và là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận ở nước ta.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Quân trung từ mệnh tập: là tập sách đầu tiên gồm hơn 40 văn thư chiêu hàng do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi gửi tới cho các tướng lĩnh nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1423 đến năm 1427.
Đây là tập văn vừa mang tính luận chiến, nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm nao núng ý chí quân giặc, vừa mang tính thuyết phục, giảng giải cho kẻ địch thấy rõ lẽ tất yếu phải rút quân và thừa nhận chủ quyền độc lập của Đại Việt. Lập luận sắc bén, văn phong sáng gọn, gợi cảm, có lí có tình. Tài hùng biện của Nguyễn Trãi quả thực hiếm thấy, đã góp phần làm cho giặc dao động và cầu hoà, đưa đến thắng lợi năm 1428. Sau này, Lê Quý Đôn đã nhận xét Nguyễn Trãi là người “viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời”
Với lập luận sắc bén, lí lẽ mạnh mẽ như "sức mạnh hơn mười vạn binh" Nguyễn Trãi đã góp công lớn trong chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn.
Dưới đây là một đoạn trích về bức thư trả lời tướng giặc Vương Thông nhà Minh: Kể ra, người dùng binh giỏi thì lấy yếu địch mạnh, dùng ít đánh nhiều, biến nhỏ ra to, chuyển nguy thành an. Chỉ có mấy điều ấy thôi. Nay tôi xin tính hộ cho các ông nghe, các ông đang có 6 điều đáng thua. Trời, người đều không ưa, vận hưng thịnh sắp hết, đó là điều đáng thua thứ nhất. Ngồi trơ giữ thành lẻ, thế cùng, viện không sang là điều đáng thua thứ hai. Khí thế quân nhục kém, chống lệnh chẳng chịu theo, là điều đáng thua thứ ba. Hết đường kiếm củi, cỏ, lương ăn thiếu cạn kho, là điều đang thua thứ tư. Lũ mùa hạ cuốn tràn, lũy tường rào sụp đổ, là điều đáng thua thứ năm. Người Việt nhốt trong thành, khốn khổ chỉ muốn về, rồi ắt có nội biến, là điều đáng thua thứ sáu. Đẵ mắc vào sáu điều đáng thua ấy mà còn không tỉnh ngộ, người giỏi dùng binh đâu có như thế ?

+ Bình Ngô đại cáo: Được thảo ra vào ngày 15-4-1428, đây là bản tuyên ngôn độc lập do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ viết ra để tuyên bố cho nhân dân cả nước biết rằng nghĩa quân Lam Sơn đã đánh bại quân Minh đem lại độc lập cho dân tộc.
Được đánh giá là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta
(sau bài thơ Nam Quốc Sơn Hà). Bình Ngô đại cáo là tác phẩm phản ánh vắn tắt lịch sử 10 năm chiến đấu oai hùng của nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta. Tác phẩm là bản tổng kết kinh nghiệm của cuộc đấu tranh chống giặc Minh và từ đó rút ra những bài học về đường lối đánh giặc cứu nước. Ngoài những nội dung trên, Bình Ngô đại cáo còn đề cập đến việc xác định chủ quyền, ranh giới lãnh thổ của nước ta:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
( Bình Ngô đại cáo)
Cũng trong tác phẩm, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của giặc Minh khi tới xâm lược nước ta: bắt dân ta nộp thuế khóa nặng, vơ vét sản vật, áp bức bóc lột dân ta…
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
( Bình Ngô đại cáo)
Nội dung tác phẩm khêu gợi lên lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc trong lòng mọi người mỗi khi đọc tác phẩm.
Có thể nói, Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn.

2- Thơ chữ Nôm

Quốc Âm thi tập: là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi gồm 254 bài thơ, chia làm 4 mục: Vô đề (192 bài), thời lệnh môn (21 bài), hoa mộc môn (34 bài), cầm thú môn (7 bài).
Nội dung của tập thơ là viết về những gì rất gần gũi cuộc sống thôn dã. Đó là một cây chuối đang độ trẻ trung nguyên trinh, một cây xoan đầy hoa khoe sắc, một rừng cây luôn mở cửa đợi chim về, một ao sen chờ trăng lên in bóng, một áng chiều tà, một vầng trăng xao xuyến, một luồng gió thổi nơi rừng thông, một tiếng suối như cung đàn cầm…Từ con mèo, con chó, con ngựa đến ao rau muống, giậu mồng tơi, quả núc nác, củ ấu, lảnh mùng, khóm vầu, bụi tre… tất cả đều ùa vào thơ ông như chính sự sống vốn có. Những mảnh đời bất hạnh hay đạo vợ chồng, tình cha con, bằng hữu luôn ẩn chứa trong mỗi hình tượng thơ.
Thơ văn Nguyễn Trãi nói chung và “Quốc âm thi tập” nói riêng, bài nào cũng thắm đượm tinh thần dân tộc, mang hoài bão lớn của tấm lòng “tiên ưu, hậu lạc” (lo trước, vui sau). Sinh ra và lớn lên, được chứng kiến nhiều cảnh đảo điên, vui buồn sướng khổ của xã hội các triều đại Trần, Hồ, Lê, và điều đó phản ánh khá rõ trong thơ chữ Nôm, chữ Hán của ông. Hồn thơ trong “Quốc âm thi tập” có thể coi là một nét của hồn dân tộc. Mỗi hình tượng thơ, mỗi thể loại thơ, mỗi câu chữ ông dùng đều bộc lộ ý tưởng sáng tác, mang dấu ấn riêng, đậm chất dân gian.
Điểm nổi bật nhất về mặt hình thức của “Quốc âm thi tập” là việc ông sử dụng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc. Nhiều quán ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao được dùng khá linh hoạt, như: đôi ba khóm, sừng qua tai, quanh co ruột ốc, gần mực thì đen gần đèn thì sáng, no ăn no mặc… Đó là thứ ngôn ngữ của người lao động được ông gọt giũa, cách điệu hoá và nâng lên để diễn đạt những ý tưởng cô đúc, nhuần nhị.
Nên thợ nên thầy vì có học
No ăn no mặc bởi hay làm
(Bảo kính cảnh giới - bài 46)
Hay là câu:
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp
Đen gần mực, đỏ gần son
(Bảo kính cảnh giới- bài 21)
Về niêm luật, trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi còn có hiện tượng viết khác quy cách niêm luật thơ Đường đặc biệt dễ thấy và cũng rất phổ biến: dùng câu 6 tiếng xen với câu 7 tiếng trong bài thơ bát cú cũng như tứ tuyệt. Nhiều bài chỉ dung 1, 2 câu 6 tiếng nhưng cũng có một số ít bài dùng tới 7 câu 6 tiếng xen một câu 7 tiếng. câu 6 tiếng có khi ở dòng đầu, có khi lại được bố trí ở giữa hay cuối bài. Đây hẳn không phải là điều vô tình vì có tới non ¾ bài trong Quốc Âm thi tập, tác giả dùng lối pha câu lục ngôn với câu thất ngôn này. Đặng Thai Mai nhận xét: Đây là một điểm đáng chú ý. Trong kĩ thuật viết thơ của Nguyễn Trãi rõ ràng có sự cô gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam, trong đó câu 6 tiếng dùng xen với những câu 7 tiếng, khác hẳn quy cách niêm luật thơ Đường.
Kết luận: Quốc Âm thi tập là tập thơ Nôm xưa nhất của Việt Nam. Có thể nói, Nguyễn Trãi là người đặt nền mong cho nền văn học chữ Nôm của Việt Nam.

3 – Thơ chữ Hán
Toàn bộ thơ của Nguyễn Trãi đẻ lại cho chúng ta la 105 bài, phần lớn bài thơ của Nguyễn Trãi đều bị mất mát sau vụ án Lệ Chi Viên. Mãi đến năm 1467, Lê Thánh Tông mới nhận định: Lòng Ức Trai sang như sao Khuê, và đã làm một việc đầy ý nghĩa là cho sưu tầm văn thơ của Nguyễn Trãi. Tiêu biểu là bộ Ức Trai thi tập
Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi về hình thức khá đơn giản, phần lớn là các bài thất ngôn bát cú, như các bài: Ký hữu (Gửi bạn), Mạn hứng, Oan thái ( Than nỗi oan)… Ngoài ra còn có một số ít là ngũ ngôn bát cú như: Du sơn tự ( Chơi chùa núi), Dục Thúy sơn ( Núi Dục Thúy)… và thất ngôn tứ tuyệt như: Mộng sơn trung ( Chiêm bao trong núi), Vãn lập ( Buổi chiều đứng), Đề Đông Sơn tự ( Đề chùa Đông Sơn)…
Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi đều theo Đường luật niêm, luật, vần rất nghiêm chỉnh, câu chữ đối nhau rất cân xứng như:
Về thơ ngũ ngôn:
Nhật mộ viên thanh cấp
Sơn không trúc ảnh trường
( Chơi chùa núi)
Nghĩa là : Trời chiều tiếng Vượn gắt
Núi trọi bóng trúc dài
Về thất ngôn:
Đỗ lão hà tằng vong vị Bắc
Quản ninh do tự khách Liêu Đông
( Gửi bạn)
Nghĩa là: Đỗ Lão khi nào quên vị Bắc
Quảng Ninh vẫn ở mãi Liêu Đông
Nội dung 105 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi chan chứa suy tư của một người yêu cuộc sống, tích cực vào đời, muôn đem sức mình ra gánh vác viêc đời nhưng gặp nghịch cảnh, phải ngồi không gọi là nhàn tản, nhưng không thấy vui được nhàn tản. có vui cũng chỉ là vui trong chốc lát , những suy tư ấy cũng là những suy tư chúng ta gặp trong thơ Quốc Âm thi tập của ông; có điều, với những bài thơ chũa Hán, có thể tìm ra được cái mốc về thời gian, về sự việc để theo dõi, tránh điều suy diễn.
 

Cosmos

Moderator
Vì sao có thế nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ dại?

+ Nguyễn Trãi là một con người vĩ đại, toàn đức, toàn tài. Nguyễn Trãi sống dưới ba vương triều: cuối Trần, Hồ và đầu Lê. Ông là ngứời thức thời, yêu nước. Tuy đỗ đạt dưới thời nhà Hồ, nhưng không câu nệ tư tưởng trung quân, đã hăng hái dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi và có công rất lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc Minh.
+ Ông là nhà tư tưởng chính trị, quân sự, nhà nhân đạo chù nghĩa kiệt xuất, một nhân cách cao đẹp của một ngàn năm phong kiến Việt Nam. Tư tưởng nhân nghĩa, thân dân, mưu phạt tâm công (đánh vào lòng người), lấy ít địch nhiều, lúc nào cũng canh cánh nỗi niềm dân, nước.
+ Là nhà văn hóa lớn: nhà thơ vĩ dại, nhà văn hóa xuất sắc, tập đại thành của thơ Nôm 5 thế kỉ (TK X đến TK XV), nhà địa lí học nổi tiếng với tác phẩm Dư địa chí, người viết thư, thảo hịch thứ nhất ở nước ta.
+ Tuy có công lao to lớn nhưng số phận một người tài ba lỗi lạc như Nguyễn Trãi lại luôn bị nghi kị, gièm pha và cuổì cùng chịu tai họa thảm khốc. Cái chết của ôug cũng là một bài học, nỗi đau của chính trị một thời.
 

Cosmos

Moderator
Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc ở nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán hay chữ Nôm, văn chính luận hay thơ trữ tình đều có những thành tựu nghệ thuật lớn.

a.Về nội dung.

Văn chương Nguyễn Trãi mang tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa. Tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa có cả trong những tác phẩm chính luận viết về quốc gia đại sự như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, văn loại... và cả trong những áng thơ trữ tình đậm cảm xúc cá nhân như ức Trai thi tập (chữ Hán), Quốc âm thi tập (chữ Nôm). Tư tưởng Nguyễn Trãi là đỉnh cao kết tinh tư tưởng Việt Nam thời trung đại. Ý thức dân tộc ở Nguyễn Trãi phát triển rất cao, rất sâu sắc (có thể so sánh ý thức dân tộc trong Đại cáo bình Ngô với bài thơ Sông núi nước Nam ). Quan niệm sức mạnh yêu nước vô địch là bắt nguồn từ “chí nhân”, “đại nghĩa”, bắt nguồn từ nhân nghĩa - một tư tưởng lớn, độc đáo của dân tộc Việt Nam khi đó, mà Nguyễn Trãi là người phát ngôn, kết tinh.

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua thơ văn là sự kết hợp hài hòa giữa người anh hùng vĩ đại và “con người trần thế nhất trần gian” trong thơ. Khía cạnh con người nhân bản trong người anh hùng Nguyễn Trãi: đau nỗi đau con người, yêu tình yêu con người. Đây là những câu thơ hay viết về tình yêu thiên nhiên, tình quê hương, tình cha con, tình bạn của Nguyễn Trãi:

- Khách đến chim mừng hoa xảy động
Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về
(Thuật hứng - bài 3)
- Câu rợp chồi cành, chim kết tổ
- Ao quang mấu ấu, cá nên bày
(Ngôn chi - bài 11)
- Bao giờ nhà dựng đầu non
- Pha trà nước suối gối hòn đá ngơi
- (Hà thì kết ốc phong văn hạ
Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên)
(Loạn hậu đảo Côn Sơn cảm tác)

b.Về nghệ thuật:

Văn chương Nguyễn Trãi là thành tựu nghệ thuật mang ý nghĩa kết tinh trên cả hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ (thể thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi là một cố gắng Việt hóa thơ Đường luật. Ông sử dụng nhiều từ thuần Việt, vận dụng thành công tục ngữ, ca dao và lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân) “Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam” (Lê Trí Viễn).

- Quân thân chưa báo lòng canh cảnh
- Tình phụ cơm trời, áo cha
(Ngôn chí - bài 7)
- Láng giềng một áng mây nổi
- Khách khứa hai ngàn núi xanh
- Có thuở biếng thăm bạn cũ
Lòng thơ ngàn dặm nguyệt ba canh
(Bảo kính cảnh giới - bài 42)

Tóm lại Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc, con người toàn tài hiếm có, nhà văn, nhà thơ, nhà chính luận kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới, cũng là người chịu oan khốc hiếm có trong lịch sử Việt Nam.
 

Cosmos

Moderator
Quân trung từ mệnh tập

Vị trí của tác phẩm:

- Kết tinh thành tựu văn chương chính luận của các thế kỉ trước.

- Đạt tới đỉnh cao “vô tiền khoáng hậu” trong loại hình văn chính luận Việt Nam thời trung đại.

- Tập văn chiến đấu “có sức mạnh của mười vạn quân” (Bùi Huy Bích).

Giá trị nội dung

Lập trường chủ đạo: lập trường nhân nghĩa, yêu nước.

- Thế đứng chính nghĩa, cao hơn hẳn kẻ thù, tạo nên một sức mạnh áp đảo luận chiến.

- Sự kết hợp tài tình tư tưởng nhân giả vô địch của Nho giáo với sức mạnh của lòng yêu nước.

- Thể hiện truyền thống yêu nước, truyền thống nhân nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật

- Phân loại đối tượng, xác định mục đích và vận dụng bút pháp thích hợp.

+ Viết cho loại hung hăng, hiếu chiến, “hữu dũng vô mưu” như Phương Chính, các bức thư thường ít nhằm thuyết phục mà nhằm khiêu khích để lôi chúng vào cái “thòng lọng” trận địa của ta mà iêu diệt. Vì vậy cách xưng hô rất coi thường, lời văn mang tính đả kích, khiêu khích.

+ Đối với loại có học thức, lại giữ vai trò quan trọng như Tổng binh Vương Thông thì mục đích là nhằm thuyết phục. Vì vậy cách xưng hô tỏ ra tôn trọng, thường trích dẫn nhiều sách vở, kinh điển Nho gia, thường dùng lí lẽ của đối phương đập lại luận điệu của đối phương làm cho đối phương “há miệng mắc quai”.

- Lập luận chặt chẽ, sắc bén

+ Cách lập luận thay đổi, biến hóa linh hoạt nhưng nhìn chung trình tự lập luận thường theo ba phần:

. Phần mở đầu nêu nguyên lí làm chỗ dựa cho lập luận (tiền đề tiên nghiệm hay tiền đề duy lý, hoặc kết hợp cả hai.)

. Phần tiếp theo lý giải, chứng minh bằng thực tiễn.

. Phần cuối nêu giải pháp trên cơ sở thừa nhận nguyên lý hoặc thực tiễn.

+ Lấy dẫn chứng từ thực tiễn để làm rõ lý lẽ.
 

Cosmos

Moderator
Bình ngô đại cáo

Vị trí tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

- Vị trí tác phẩm

+ Một trong những tác phẩm lớn nhất của văn học Việt Nam thời trung đại, từng được gọi là “Thiên cổ hùng văn” (áng văn hùng tráng của muôn đời).

+ Áng văn yêu nước lớn của dân tộc, áng văn chói ngời tư tưởng nhân văn. Trong lịch sử, tiếp theo bài thơ Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc.

+ Có sự kết hợp tuyệt diệu giữa mục đích chính trị và nghệ thuật văn chương trong loại hình văn chính luận.

Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo dưới hai nguồn cảm hứng: cảm hứng chính trị và cảm hứng sáng tác. Cảm hứng chính trị đem đến cho lịch sử dân tộc bản Tuyên ngôn độc lập đầy ý nghĩa. Cảm hứng sáng tác đưa tới lịch sử văn học nước nhà một kiệt tác văn chương. Hòa quyện cả hai nguồn cảm hứng, dân tộc Việt Nam có Bình Ngô đại cáo – áng “thiên cổ hùng văn”.

- Hoàn cảnh sáng tác

Sau khi quân ta đại thắng ở trận Chi Lăng tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ viết Bình Ngô đại cáo.

Bình Ngô đại cáo được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428).
 

Cosmos

Moderator
Đặc trưng thể cáo và những sáng tạo của Nguyễn Trãi

Đặc trưng thể cáo:

- Mục đích chức năng:

+ Do vua chúa hoặc thủ lĩnh trình bày một chủ trương, một sự nghiệp hay tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

+ Trong thể cáo có hai loại: văn cáo thường ngày (như chiếu sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó), văn đại cáo (mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia).

- Đặc điểm nghệ thuật:

+ Thể văn hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén. Viết theo lối văn biền ngẫu.

+ Kết cấu chặt chẽ, nhìn chung thường gồm bốn phần: Nêu luận đề chính nghĩa. Vạch rõ tội ác kẻ thù. Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng. Tuyên bố chiến quả, nêu ý nghĩa.
 

Cosmos

Moderator
Phân tích bài Bình Ngô đại cáo

Bình Ngô đại cáo đã thể hiện:

- Mối quan hệ giữa lịch sử và văn học.

- Trong mối quan hệ giữa lịch sử và văn học dân tộc, chúng ta thường gặp những hiện tượng thời điểm lịch sử đồng thời là thời điểm văn học (trường hợp Nam quốc sơn hà với chiến thắng sông Như Nguyệt, Hịch tướng sĩ với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần hai, Bình Ngô đại cáo với cuộc đại phá quân Minh toàn thắng).

- Nói riêng với Bình Ngô đại cáo: Với những thời điểm lịch sử trong quá khứ, các thế hệ sau có thể tạo ra những mốc son ngang tầm hoặc cao hơn thế hệ trước. Nhưng với Bình Ngô đại cáo, cho đến nay đó vẫn là áng “thiên cổ hùng văn” vô tiền khoáng hậu. Làm nên hiện tượng độc đáo phi thường này phải chăng là Bình Ngô đại cáo có sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng chính trị và cảm hứng nghệ thuật đến mức kì diệu mà chưa một tác phẩm chính luận nào đạt tới cả.
 

Huyền Trang VP

S.Moderator
NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐIỂN CỐ TRONG "BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO"

Nếu chỉ là sử dụng điển cố trong văn học thì ở thời trung đại không có gì đáng nhắc đến nhưng đối với Nguyễn Trãi mỗi điển cố ông dùng đều là một nghệ thuật. Nguyễn Trãi vẫn luôn tuân thủ nghiêm ngặt luật và tính chất của thể cáo nhưng vẫn có những sáng tạo riêng, phá vỡ tính quy phạm để phù hợp với sự tiếp nhận của người đọc là quần thể dân chúng Đại Việt

1. Dùng nguyên điển cố
Những điển cố được Nguyễn Trãi sử dụng đều được lấy đúng gốc đúng nghĩa trong kinh thư hay những câu chuyện như chỉ đúng địa danh, chỉ danh phận một người.
Vd: cỗ xe cầu hiền, trúc Nam Sơn
Sử dụng nguyên điển cố tức là Nguyễn Trãi đã sử dụng nguyên cả hình thức và nội dung, ý nghĩa của điển cố. Điều này giúp nội dung trong bài cáo hàm xúc và nhiều ý nghĩa hơn bởi vốn dĩ một trong những tính chất của điển cố chính là khả năng khái quát cao, từ một điển cố ta có thể hiểu theo cả nghĩa đen hay còn gọi là nghĩa tường minh thấy trên mặt chữ lẫn lớp nghĩa bóng – lớp nghĩa sâu xa, cần sự suy ngẫm, liên tưởng, tưởng tượng cuả đọc giả. Đôi khi chỉ trong một điển cố ta nhìn thấy cả một câu chuyện và trong một câu chuyện ta lại thấy một triết lý hay là cả một tư tưởng lớn lao.
Như đoạn “cỗ xe cầu hiền” , bốn chữ giản đơn nhưng khi đứng cùng một chỗ lại đưa trí tưởng tượng của ta về câu chuyện Lưu Bị ba lần đến chiêu cầu Khổng Minh. Không phải bỗng dưng Nguyễn Trãi lại lấy câu chuyện này, chủ đích của ông là dùng hình ảnh của Lưu Bị để nói về vua Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn luôn trọng người tài, chờ người tài ra giúp nước. Ngoài ra, Nguyễn Trãi như đưa ra một sự so sánh ngầm để chỉ ra Lê Lợi là một vị minh quân, minh chủ, lấy đức trị vì thiên hạ như Lưu Bị trong Tam quốc. Cùng với ngôn ngữ chữ Hán, việc dùng nguyên điển cố làm cho tính chất quan phương, trang trọng, hàm súc của bài cáo được nâng lên rõ rệt.

2. Dùng một phần điển cố
Ngoài việc sử dụng nguyên điển cố, Nguyễn Trãi đã có sự sáng tạo riêng trong cách thể hiện hình thức những điển cố ấy trên tác phẩm của mình. Người xưa từng cho rằng: “người làm thơ không ngoài lấy ý trung hậu làm gốc, ý nghĩa phải hàm xúc, lời thơ phải giản dị”(Nguyễn Cư Trinh), đây là ý kiến chung về văn học thời này do ảnh hưởng bởi triết học Trung Hoa và quan niệm thẩm mĩ cổ phương Đông, một tác phẩm phải có tính cao nhã và tính quy phạm, cũng phải giàu ý nghĩa, hàm xúc với hình thức thật cô đọng không rườm rà. Đó cũng là lý do điển cố là thủ pháp nghệ thuật phổ biến thời Trung đại. Và những sáng tạo ấy của tác gia đại tài-Nguyễn Trãi vô hình chung đã đáp ứng tiêu chuẩn thẩm mỹ ấy, hơn nữa còn giúp điển cố trở nên dễ hiểu, mang tính biểu tượng hơn.
Để thấy rõ được tài năng biến đổi linh hoạt đó của Nguyễn Trãi ta có thể nhắc đến điển cố “điếu phạt” là sự cấu tạo lại cụm từ “điếu dân phạt tội” (thương dân mà trừng phạt kẻ có tội) trong sách Thượng Thư.
"Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

3. “Việt hóa” điển cố
Mặc dù dùng thể loại cáo, phải giữ tính quan phương, chính thống, lệ thuộc vào quy luật của thể loại và văn học Trung Quốc nhưng Nguyễn Trãi vẫn giữ được tinh thần dân tộc, có những nét thay đổi sáng tạo mang tính "Việt hóa" để hợp với nhân dân Đại Việt
Lấy ví dụ: "vùi con đỏ" được sử dụng không chỉ là dẫn lại câu chữ trong sách xưa, mà còn xuất phát từ tội ác cụ thể, giết hại nhân dân ta bằng những hình thức dã man nhất thời trung cổ. rõ ràng Nguyễn Trãi đã có sự biến đổi để những từ ngữ, điển cố gần với người Việt về cả đời sống lẫn ngôn ngữ nhất có thể.


Dường như mỗi lần nhìn lại, đọc lại tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” ta lại nhận ra một nét đẹp mới- không phải là điều mới mẻ vừa xuất hiện mà nó như một hòn ngọc bị cát biển che lấp giờ lại hé lộ trước ánh nắng mặt trời. Nét đẹp ấy ẩn hiện trên từng chi tiết nhỏ, từng cách ngắt câu, từng âm bằng trắc, hay chỉ trên đôi ba từ như những điển cố ta vừa phân tích bên trên - dù thật nhỏ bé nhưng nó lại làm nên sự thành công , đóng góp trong sự trường tồn của tác phẩm, lại hàm chứa những điều mà có lẽ chính những hậu nhân chúng ta còn chưa thể khám phá hết được. Chính vì vậy, ta cần nhiều thời gian hơn để nghiên cứu “Bình Ngô đại cáo”- bản tuyên ngôn hào hùng của dân tộc để nắm bắt, bảo tồn, lưu truyền những vốn liếng quý báu mà cha ông để lại.
 

Huyền Trang VP

S.Moderator
Ý THỨC VỀ ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN

Còn nhớ trong tác phẩm “Nam quốc sơn hà”, Lí Thường Kiệt đã lần đầu tiên khẳng định về nền độc lập của Đại Việt, về niềm tự hào dân tộc mạnh mẽ sâu sắc, khẳng định Nam đế nhằm mục đích đối lập với Bắc đế lúc bấy giờ. Thế nhưng, Lí Thường Kiệt khẳng định chủ quyền dân tộc dựa vào “thiên thư”, còn Nguyễn Trãi, sau bốn thế kỉ thái bình, dựa vào nền tảng lịch sử “vốn xưng nền văn hiến đã lâu” để so sánh và chứng minh.

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”

Nhìn chung, Nguyễn Trãi đã đưa những yếu tố căn bản để xác định nền độc lập dân tộc như cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng với bảo kiệt không bao giờ thiếu với tính chất hiển nhiên, vốn có và lâu đời qua các từ “từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác”.

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

“So với Lí Thường Kiệt, quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi có tính hoàn chỉnh và toàn diện hơn. Toàn diện vì ý thức dân tộc trong “Nam quốc sơn hà” được xác định chủ yếu dựa trên hai yếu tố “lãnh thổ” và “chủ quyền”, còn đến “Bình Ngô đại cáo”, ba yếu tố đã được bổ sung là “văn hiến”, “phong tục tập quán” và “lịch sử”. Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được “văn hiến” là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Đặt trong bàn cân so sánh về trình độ chính trị cũng như tổ chức chế độ với Trung Hoa, rõ ràng rằng dân tộc ta ở vị thế ngang hàng, có “Triệu, Đinh, Lí, Trần” chẳng thua kém “Hán, Đường, Tống, Nguyên”.”

Đó chính là bước tiến của tư tưởng thời đại nhưng đồng thời cũng là tầm cao của tư tưởng Ức Trai.
 

DiễnđànKiếnthức .COM

  • Diễn đàn kiến thức Văn Sử Địa - Nơi mọi người có thể chia sẻ và thảo luận về văn, sử, địa nhằm nâng cao, mở mang kiến thức. .
Chat
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Điền Chủ @ Điền Chủ:
    Shoutbox has been pruned!

Trang cá nhân

Văn bản Thạch Sanh​

Văn bản Thạch Sanh​

Kiến Thức Chủ đề Các dân tộc trên đất nước Việt Nam​

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top