Trắc nghiệm Ôn tập Địa lí lớp 6, luyện đề trắc nghiệm tổng hợp

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Thời gian nghỉ dịch Covid - 19 đã hết, để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới, mình xin chia sẻ tới các bạn nội dung ôn tập địa lí lớp 6.
Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao!

Mục lục:

Đề 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
Đề 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ
Đề 3: Tỉ lệ bản đồ
Đề 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
Đề 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

3911


Đề 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học
Đề 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả
Đề 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Đề 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
Đề 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Đề 11: Thực hành: Sự phân bố các lụa địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất
Đề 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
Đề 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
Đề 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp)
Đề 15: Các mỏ khoáng sản

Đề 16: Thực hành đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
Đề 17: Lớp vỏ khí
Đề 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
Đề 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
Đề 20: Hơi nước trong không khí. Mưa

Đề 21: Các đới khí hậu trên Trái Đất
Đề 22: Sông và hồ
Đề 23: Biển và đại dương
Đề 24: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
Đề 25: Đất. Các nhân tố hình thành đất
Đề 26: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất

Nguồn: Tổng hợp
 
Sửa lần cuối:

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

Câu 1
: Trái Đất đứng vị trí thứ mấy trong hệ Mặt Trời

A. Vị trí thứ 2
B. Vị trí thứ 3
C. Vị trí thứ 4
D. Vị trí thứ 5

Câu 2: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?

A. Kinh tuyến 180º
B. Kinh tuyến 160º
C. Kinh tuyến 170º
D. Kinh tuyến 150º

Câu 3: Đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam trên quả Địa Cầu là đường nào?

A. Đường xích đạo
B. Đường vĩ tuyến
C. Đường kinh tuyến
D. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 4: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt trời từ gần đến xa:

A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương
B. Thiên Vương - Hải Vương -Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ
C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương
D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương

Câu 5: Trái Đất có hình như thế nào?

A. Trái Đất có hình tròn
B. Trái Đất có hình bầu dục
C. Trái Đất có hình cầu
D. Trái Đất có hình lục giác

Câu 6: Bán kính của Trái Đất là bao nhiêu:

A. 6370km
B. 40070km
C. 510 triệu km
D. 6307km

Câu 7: Đường xích đạo bao nhiêu km?

A. 40070km
B. 40076km
C. 40067km
D. 40077km

Câu 8: Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0º qua đài thiên văn Grinuyt của nước nào?

A. Nước Pháp
B. Nước Đức
C. Nước Anh
D. Nước Nhật

Câu 9: Nửa cầu Tây là nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến bao nhiêu độ?

A. 0º
B. 180º
C. 90º
D. 0º và 180º

Câu 10: Vị trí thứ 5 xa dần Mặt Trời là hành tinh nào?

A. Sao Mộc
B. Sao Thủy
C. Hải Vương
D. Sao Hỏa

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ

Câu 1: Bản đồ là hình vẽ:

A. Tương đối
B. Tuyệt đối chính xác
C. Tương đối chính xác
D. Kém chính xác

Câu 2: Bản đồ là biểu hiện:

A. Mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng
B. Mặt phẳng của Trái Đất lên mặt cong hình cầu
C. Toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng của giấy
D. Mặt cong của Trái Đất lên 1 mặt phẳng

Câu 3: Công việc phải làm khi vẽ bản đồ

A. Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí
B. Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ
C. Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học địa lí là:

A. Cung cấp cho ta về vị trí, sự phân bố các đối tượng
B. Cung cấp cho ta về hiện tượng địa lí ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ
C. Cung cấp cho ta những khái niệm chính sác về vị trí, sự phân bố các đối tượng hiện tượng địa lí tự nhiên - kinh tế - xã hội ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ.
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất hay vùng đất lên

A. Một hình tròn
B. Một mặt phẳng thu nhỏ
C. Một quả địa cầu
D. Một hình cầu

Câu 6: Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được

A. Kết quả đúng tương đối
B. Kết quả tuyệt đối
C. Kết quả bị sai số
D. A, B, đúng

Câu 7: Bằng phương pháp chiếu đồ các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến là 2 đường thẳng song song nên càng về 2 cực sẽ

A. Càng sai lệch
B. Sai số
C. Đúng như ban đầu
D. Sai lệch càng lớn

Câu 8: Các nhà hành hải sử dụng bản đồ có đường kinh vĩ tuyến là

A. Đường cong
B. Đường thẳng
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu 9: Bản đồ có các đường kinh tuyến chụm về 2 cực thì đường kinh tuyến ở 0o sẽ là đường:

A. Cong
B. Thẳng
C. Xiên
D. Dích dắc

Câu 10: Trên quả địa cầu các đường kinh tuyến sẽ như thế nào?

A. Là những đường cong
B. Kinh tuyến ở vị trí 0o là một đường thẳng
C. Là những đường thẳng
D. Tất cả đều sai

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 3: Tỉ lệ bản đồ

Câu 1
: Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì?

A. Tỉ lệ bản đồ cho biết các khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với khoảng cách thực của chúng trên thực địa.
B. Tỉ lệ bản đồ cho biết các khoảng cách trên bản đồ đã được phóng to.
C. Tỉ lệ bản đồ cho biết các khoảng cách thực của chúng trên thực địa.
D. Tất cả đều sai

Câu 2: Nếu tỉ lệ bản đồ: 1:200 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là:

A. 100 km
B. 10 km
C. 200 km
D. 20 km

Câu 3: Nếu tỉ lệ bản đồ 1: 6 000 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là:

A. 3000km
B. 30km
C. 300km
D. 3km

Câu 4: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?

A. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1:700 000
B. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1:700
C. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1:70 000
D. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1:7000

Câu 5: Khoảng cách 1 cm trên bản đồ có ti lệ 1: 2.000.000 bằng bao nhiêu km trên thực địa?

A. 200km
B. 20 km
C. 2km
D. 20000cm

Câu 6: Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì số lượng các đối tượng địa lí đưa lên bản đồ

A. Nhiều
B. Ít
C. Nhỏ
D. Lớn

Câu 7: Bản đồ có tỉ lệ lớn thì đối tượng biểu hiện

A. Nhiều đối tượng địa lí hơn
B. Ít đối tượng địa lí hơn
C. Đối tượng địa lí to hơn
D. Đối tượng địa lí nhỏ hơn

Câu 8: Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:

A. Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ đó được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.
B. Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
C. A, B đúng
D. A, B sai

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

Câu 1: Phương hướng kinh tuyến trên bản đồ

A. Đầu phía trên của đường Kinh tuyến là hướng Bắc
B. Đầu phía dưới của đường Kinh tuyến là hướng Bắc
C. Đầu phía bên phải của đường Kinh tuyến là hướng Bắc
D. Đầu phía bên trái của đường Kinh tuyến là hướng Bắc

Câu 2: Nếu đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông thì đầu bên trái là.

A. Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây
B. Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Nam
C. Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Bắc
D. Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Đông

Câu 3: Cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào

A. Kinh tuyến
B. Vĩ tuyến
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu 4: Có bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì dựa vào

A. Hướng Nam
B. Hướng Bắc
C. Hướng Đông
D. Hướng Tây

Câu 5: Kinh độ và vĩ độ của một điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ

A. Kinh tuyến đến vĩ tuyến
B. Hướng Bắc đến Nam
C. Cực Bắc xuống cực Nam
D. Tất cả đều sai

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

Câu 1
: Kí hiệu bản đồ là

A. Hình vẽ
B. Màu sắc
C. Điểm
D. A, B, C

Câu 2: Kí hiệu bản đồ có mấy loại:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 3: Kí hiệu bản đồ có mấy dạng:

A. 4
B. 3
C. 2
D. 1

Câu 4: Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Đường
B. Diện tích
C. Điểm
D. Hình học

Câu 5: Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam

A. Từ 0m-200m màu xanh lá cây
B. Từ 200m-500m màu vàng hay hồng nhạt
C. Từ 500m-1000m màu đỏ
D. A, B, C

Câu 6: Kí hiệu đường thể hiện:

A. Ranh giới
B. Sân bay
C. Cảng biển
D. Vùng trồng lúa

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 6: Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học

Câu 1
: Để xác định hướng ta dùng:

A. La bàn
B. Mắt
C. Thước
D. Đồng hồ

Câu 2: Để xác định địa bàn chúng ta cần:

A. Nam châm
B. Vòng chia độ
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu 3: Vòng chia độ có mấy hướng chính:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 4: Khi vẽ địa bàn chúng ta cần xác định hướng nào trước

A. Đông
B. Nam
C. Bắc
D. Tây

Câu 5: Xác định hướng Nam trên Nam châm là màu gì?

A. Xanh
B. Đỏ
C. Tím
D. Vàng

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

Câu 1
: Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái Đất là

A. 12 giờ
B. 24 giờ
C. 6 giờ
D. 30 giờ

Câu 2: Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì nước ta là mấy giờ?

A. 19 giờ
B. 12 giờ
C. 7 giờ
D. 10 giờ

Câu 3: Chia bề mặt Trái Đất thành

A. 12 giờ khu vực
B. 20 giờ khu vực
C. 30 giờ khu vực
D. 24 giờ khu vực

Câu 4: Hiện tượng ngày đêm do

A. Do trái đất hình dạng cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa
B. Sự vận động tự quay của trái từ Tây sang Đông
C. Sự vận động tự quay của trái từ Đông sang Tây
D. A, B đúng

Câu 5: Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng

A. Bán cầu Bắc: lệch bên phải Bán cầu Nam: lệch bên phải
B. Bán cầu Bắc: lệch bên trái Bán cầu Nam: lệch bên trái
C. Bán cầu Bắc: lệch bên trái Bán cầu Nam: lệch bên phải
D. Bán cầu Bắc: lệch bên phải Bán cầu Nam: lệch bên trái

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Câu 1:
Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết bao nhiêu thời gian?

A. 365 ngày
B. 100 ngày
C. 200 ngày
D. 30 ngày

Câu 2: Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong bao lâu?

A. 1 tháng
B. 3 tháng
C. 9 tháng
D. 12 tháng

Câu 3: Ngày 21/3 Thu phân ở nửa bán cầu Nam là mùa?

A. Xuân
B. Hạ
C. Thu
D. Đông

Câu 4: Ngày 22/6 Hạ chí ở nửa bán cầu Bắc thì lượng nhiệt và ánh sáng nhận được là:

A. Nhiều
B. Ít
C. Không có ánh sáng
D. Dư ánh sáng không cần thiết

Câu 5: Ngày 22/12 Hạ chí ở nửa bán cầu Bắc là mùa nào?

A. Xuân
B. Đông
C. Thu
D. Hạ

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

Câu 1
: Vào các ngày 22/6 độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?

A. 6 tháng đêm, 6 tháng ngày
B. 5 tháng đêm, 7 tháng ngày
C. 4 tháng đêm, 8 tháng ngày
D. 7 tháng ngày, năm tháng đêm

Câu 2: Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ có:

A. Ngày dài suốt 24g (ngày địa cực)
B. Đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu 3: Trong khi quay quanh Mặt Trời, thì Trái Đất

A. Có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời
B. Ngả hoàn toàn về nửa cầu Bắc
C. Ngả hoàn toàn về nửa cầu Nam
D. Không ngả về nửa cầu nào cả

Câu 4: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau thì

A. Càng xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ
B. Càng gần xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ
C. Càng xa xích đạo về phía 2 cực sẽ không biểu hiện rõ
D. Càng gần xích đạo về phía 2 cực sẽ không biểu hiện rõ

Câu 5: Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm

A. Dài ngắn khác nhau
B. Dài ngắn như nhau
C. Ngày dài đêm ngắn
D. Ngày ngắn đêm dài

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Câu 1
: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp:

A. 3
B. 4
C. 2
D. 5

Câu 2: Trong các lớp cấu tạo của Trái Đất thì bộ phận nào giữu vai trò quan trọng nhất?

A. Lớp trung gian
B. Lớp nhân
C. Lõi
D. Lớp vỏ

Câu 3: Trạng thái của lớp nhân Trái Đất là:

A. Rắn
B. Lỏng
C. Lỏng ở ngoài rắn ở trong
D. Lỏng ở trong rắn ở ngoài

Câu 4: Nhiệt độ cao nhất của Nhân Trái Đất là:

A. 1000oC
B. 2000oC
C. 4000oC
D. 5000oC

Câu 5: Lớp vỏ Trái Đất chiếm tỉ lệ là:

A. Chiếm 0,5% thể tích và 0, 5% khối lượng của Trái Đất
B. Chiếm 1% thể tích và 0, 5% khối lượng của Trái Đất
C. Chiếm 1% thể tích và 1 % khối lượng của Trái Đất
D. Chiếm 0,5% thể tích và 1 % khối lượng của Trái Đất

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 11: Thực hành: Sự phân bố các lụa địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất

Câu 1
: Nửa cầu Bắc diện tích phần lục địa là bao nhiêu:

A. 39,4%
B. 39%
C. 50%
D. 40%

Câu 2: Nửa bán cầu Nam phần Đại Dương chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích:

A. 69,0%
B. 70,0%
C. 81,0%
D. 81,9%

Câu 3: Trong các Đại Dương lớn trên thế giới Đại Dương chiếm diện tích lớn nhất là:

A. Đại Tây Dương
B. Thái Bình Dương
C. Ấn Độ Dương
D. Bắc Băng Dương

Câu 4: Đại Dương có diện tích nhỏ nhất là:

A. Đại Tây Dương
B. Thái Bình Dương
C. Ấn Độ Dương
D. Bắc Băng Dương

Câu 5: Lục địa có diện tích lớn nhất là:

A. Lục địa Phi
B. Lục địa Á – Âu
C. Lục địa Nam Mĩ
D. Lục địa Nam cực

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Câu 1
: Nội lực tạo ra hiện tượng gì?

A. Động đất, núi lửa
B. Sóng thần
C. Lũ lụt
D. Phong hóa

Câu 2: Núi lửa mới phun là:

A. Núi lửa ngưng hoạt động
B. Núi lửa đã tắt
C. Núi lửa đang hoạt động
D. Núi lửa đã phun

Câu 3: Mác ma có nhiệt độ bao nhiêu:

A. 500oC
B. 1000oC
C. 700oC
D. Trên 1000oC

Câu 4: Thang Richte để đo độ chấn động của động đất gồm mấy bậc:

A. 2 bậc
B. 4 bậc
C. 8 bậc
D. 9 bậc

Câu 5: Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

A. Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất, còn ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
B. Nội lực có tác động làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề. Trong khi đó ngoại lực lại đi san bằng những chỗ gồ ghề và hạ thấp bề mặt Trái Đất.
C. Ngoại lực có tác động làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề. Trong khi đó nội lực lại đi san bằng những chỗ gồ ghề và hạ thấp bề mặt Trái Đất.
D. A, B đúng

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

Câu 1
: Núi gà được hình thành cách đây bao nhiêu năm?

A. Hàng triệu năm
B. Hàng trăm triệu năm
C. Hàng chục triệu năm
D. Vài trăm năm

Câu 2: Đâu là dãy núi già:

A. Dãy Himalaya
B. Dãy Anđét
C. Dãy Uran
D. Dãy Anpơ

Câu 3: Nguyên nhân hình thành núi trẻ

A. Do nội lực
B. Do ngoại lực
C. Do nội lực và ngoại lực
D. Ý kiến khác

Câu 4: Động Phong Nha – Kẻ Bàng là

A. Địa hình cacxtơ
B. Núi già
C. Núi trẻ
D. Hang động

Câu 5: Núi trẻ được hình thành cách đây bao nhiêu năm?

A. Hàng triệu năm
B. Vài trăm năm
C. Hàng chục triệu năm
D. Vài nghìn năm

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp)

Câu 1
: Bình nguyên có độ cao tuyệt đối là:

A. 200m → 500m
B. 100m → 400m
C. 100m → 300m
D. 200m → 400m

Câu 2: Cao nguyên có độ cao tuyệt đối lên đến:

A. 400m
B. Trên 500m
C. 500m
D. 1000m

Câu 3: Đồi có độ cao bao nhiêu m

A. Trên 200m
B. Dưới 200m
C. 500m
D. 200m

Câu 4: Đồi có đặc điểm như thế nào?

A. Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi
B. Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoai thoải
C. Khu vực nổi tiếng: Vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên…
D. A, B, C

Câu 5: Có mấy loại đồng bằng:

A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại

Nguồn: Tổng hợp
 

Hoàng Cúc

Người đẹp Tây Bắc ^^
Đề 15: Các mỏ khoáng sản

Câu 1
: Có mấy loại khoáng sản:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 2: Khoáng sản năng lượng (Nhiên liệu) là

A. Sắt, man-gan, ti-tan, crom
B. Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt,...
C. Muối mỏ, Apatit, kim cương, đá vôi, cát, sỏi...
D. Đồng, chì, kẽm, bạc, vàng

Câu 3: Mỏ nội sinh được hình thành do:

A. Mắc ma và tác dụng của nội lực
B. Mắc ma và tác dụng của ngoại lực
C. Quá trình tích tụ vật chất và nội lực
D. Quá trình tích tụ vật chất và ngoại lực

Câu 4: Mỏ ngoại sinh là:

A. Sắt, man-gan, ti-tan, crom
B. Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt,...
C. Đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc,..
D. Than, cao lanh, đá vôi

Câu 5: Mỏ khoáng sản được hình thành cách đây bao lâu:

A. Vài trăm năm
B. Vài ngàn năm
C. Hàng vạn, hàng triệu năm
D. Vài triệu năm

Nguồn: Tổng hợp
 

DiễnđànKiếnthức .COM

  • Diễn đàn kiến thức Văn Sử Địa - Nơi mọi người có thể chia sẻ và thảo luận về văn, sử, địa nhằm nâng cao, mở mang kiến thức. .
Chat
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Điền Chủ @ Điền Chủ:
    Shoutbox has been pruned!

Trang cá nhân

Văn bản Thạch Sanh​

Văn bản Thạch Sanh​

Kiến Thức Chủ đề Các dân tộc trên đất nước Việt Nam​

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top