Kiến Thức Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là gì? Đề bài và dàn ý mẫu

Butnghien

S.Moderator
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc câu hỏi Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là gì? Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp cho bạn đọc các làm bài cùng dàn ý và bài mẫu để tham khảo.

1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là gì?

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lý, lẽ sống của con người. Một số những vấn đề thường được đưa vào đề thi như: lý tưởng sống, mục đích sống, lòng nhân ái, vị tha, sự độ lượng, tính trung thực, dũng cảm chăm chỉ, cần cù, tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn, tình đồng bào...

Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý khá đa dạng, có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận nhưng không đưa ra yêu cầu cụ thể nào; có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề lại gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua danh ngôn, ngạn ngữ, câu chuyện ngụ ngôn...

Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý, các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng đó là:

- Thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa của vấn đề, các nghĩa tường minh, hàm ẩn...
- Thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt và chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề;
- Thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. Sử dụng các dẫn chứng lấy từ thực tế hoặc trong thơ văn để chứng minh
- Thao tác lập luận so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu với các vấn đề khác cùng hoặc ngược hướng, phủ định cách hiểu sai lệch, bàn bạc tìm ra phương hướng...

2. Các dạng đề nghị luận tư tưởng đạo lý thường gặp

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường gặp hai kiểu: nghị luận về một tư tưởng, đạo lý trong một nhận định hoặc nghị luận về một phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lý...

Đề bài của dạng bài này thường có một số dạng cụ thể như sau:

- Nêu rõ yêu cầu nghị luận trong đề bài
- Chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không có yêu cầu cụ thể
- Nêu trực tiếp vấn đề nghị luận
- Gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ hay một câu chuyện
 

Butnghien

S.Moderator
Các bước làm một bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý

1. Cách làm thứ nhất

Bước 1: Giải thích về tư tưởng, đạo lý được nêu trong đề bài

Ở bước này, cần phải giải thích được các từ ngữ trọng tâm, sau đó giải thích các nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); sau đó phải rút ra được ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý hoặc quan điểm của tác giả qua những câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ. Nếu đề bài là một câu chuyện, cần phải tóm tắt câu chuyện để rút ra được tư tưởng, đạo lý mà nó muốn truyền tải.

Bước 2: Bàn luận về tư tưởng, đạo lý đó

- Cần phải phân tích và chứng minh được sự đúng đắn của tư tưởng đạo lý. Từ đó nêu lên tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đó với đời sống xã hội (cần phải dùng các dẫn chứng trong cuộc sống để chứng minh)

- Phê phán những hành vi sai trái liên quan đế vấn đề này: bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý (có thể có dẫn chứng minh hoạ)

Bước 3: Mở rộng

- Mở rộng bằng cách đào sâu vào vấn đề

- Mở rộng bằng cách lật ngược lại vấn đề: đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó và công nhận cái đúng đắn; nếu vấn đề bình luận sai thì cần lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng và bảo vệ nó.

Ở phần mở rộng này, tuỳ vào từng đề bài cũng như khả năng của mỗi cá nhân để tự vận dụng các kiến thức của mình vào đây.

Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động
 

Butnghien

S.Moderator
Cách làm thứ hai

Bước 1: Giải thích

Ở phần này thường là sẽ giải thích các từ khoá, giải thích ý nghĩa cụ thể của cả câu. Qua đó có thể rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện qua câu nói.

Bước 2: Phân tích

Cần phải trả lời được câu hỏi tại sao vấn đề này đúng (hoặc không đúng), đồng thời đưa ra được các dẫn chứng thực tế để có thể chứng minh được sự lập luận của mình, bàn luận một cách sâu sắc, có sức thuyết phục đối với người đọc

Bước 3: Bác bỏ

Ở phần này sẽ lật ngược vấn đề vừa bàn luận ở trên, nếu vấn đề đúng thì đưa ra mặt trái của nó. Ngược lại, nếu như vấn đề sai hãy lật ngược lại bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng và phủ định cái sai

Bước 4: Bình luận, đánh giá

Cần đưa ra những đánh giá xem vấn đề đó là đúng hay sai, có phù hợp với xã hội hiện tại hay không, nó có tác động như thế nào đến con người và xã hội

Bước 5: Bài học nhận thức và hành động

Cần phải rút ra được bài học cho chính bản thân, sau đó là đưa ra bài học với cộng đồng, với xã hội, thuyết phục mọi người cùng hành động.
 

Butnghien

S.Moderator
3. Ví dụ về dàn ý, cách làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý cụ thể
Đề bài mẫu: Nghị luận xã hội về sự khoan dung

3.1. Dàn ý mẫu
I - Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Mỗi con người trong cuộc đời này đều có những đức tính vô cùng tốt đẹp

- Nêu vấn đề nghị luận: Một trong những đức tính mà mỗi người cần có để tự hoàn thiện nhân cách bản thân chính là sự khoan dung

II - Thân bài

1. Giải thích: sự khoan dung là gì?

- Khoan dung: có tấm lòng rộng mở, độ lượng, biết tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác mắc phải khi người ta biết sửa chữa, khắc phục lỗi của mình

- Sự khoan dung - đức tính tố đẹp để xã hội trở nên văn minh, yêu thương hơn

2. Tại sao con người cần có sự khoan dung?

- Con người không ai là hoàn hảo, chúng ta ai cũng đã từng có lần mắc phải sai lầm trong cuộc đời nên cần phải học cách khoan dung với mọi người

- Khoan dung sẽ khiến cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp, mọi người sống nhẹ nhàng, chân thành, cởi mở...

Khoan dung giúp cho mối quan hệ giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn

- Khoan dung còn là cách để động viên, an ủi người khác và chính bản thân mình sau mỗi lỗi sai

- Khoan dung giúp con người nhận được sự kính trọng từ người khác

- Khoan dung gợi nên những phẩm chất tốt đẹp khác của con người

3. Biểu hiện của sự khoan dung

- Cha mẹ tha thứ cho những lỗi lầm của con cái mắc phải khi chúng biết sửa lỗi, luôn bên cạnh động viên, khích lệ và ủng hộ

- Pháp luật có những sự khoan hồng đối với phạm nhân khi mà họ cải tạo tốt và biết nhận ra những sai lầm để sửa chữa, để trở thành người lương thiện khi trở về với xã hội

- Bạn bè tha thứ cho nhau khi giận hờn

- Thầy cô tha thứ cho những lỗi lầm của học trò khi học trò biết sửa đổi

....

4. Cần làm gì để có được sự khoan dung

- Mỗi người cần phải học cách tha thứ, mỉm cười đương đầu với khó khăn

- Suy nghĩ theo hướng tích cực, nhìn đời bằng con mắt lạc quan

- Lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông với những người xung quanh

- Liên hệ bản thân

III - Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: khoan dung là một đức tính cao đẹp, là cách để cuộc sống có nhiều sự yêu thương

- Bài học: Hãy luôn sống giàu sự khoan dung và vị tha, biết thấu hiểu nhau hơn. Nếu như mỗi người biết đặt bản thân vào vị trí của người khác thì cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều.
 

DiễnđànKiếnthức .COM

  • Diễn đàn kiến thức Văn Sử Địa - Nơi mọi người có thể chia sẻ và thảo luận về văn, sử, địa nhằm nâng cao, mở mang kiến thức. .
Chat
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Tiêu Huân Nhi @ Tiêu Huân Nhi:
    Trung Thu là Tết của thiếu nhi ^^
  2. D2KT @ D2KT:
    hihi, muộn rồi. Ngủ thôi ^^
  3. Huân Nhi @ Huân Nhi:
    hi, cả nhà ơi.. chat đi

Trang cá nhân

Trung Thu là Tết của thiếu nhi ^^
Năm học mới 2023 - 2024 vui vẻ, thành công :)
Vĩnh Phúc mãi đỉnh

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top