Trắc nghiệm Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 theo 3 mức độ :nhận biết ,thông hiểu ,vận dụng giúp các em học sinh ôn tập củng cố nội dung kiến thức về vấn đề Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

TRẮC NGHIỆM MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

a) Nhận biết

Câu 1:
Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là văn minh

A. Sông Hồng.

B. Phù Nam.

C. Sa Huỳnh.

D. Trống đồng.

Câu 2: Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?

A. Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ.

B. Khu vực Trung bộ ngày nay.

C. Khu vực Nam bộ ngày nay.

D. Cư trú rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Câu 3: Kinh tế chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là

A. săn bắn, hái lượm.

B. nông nghiệp lúa nước.

C. thương nghiệp.

D. thủ công nghiệp.

Câu 4: Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được tổ chức theo 3 cấp từ trên xuống đứng đầu lần lượt là

A. Vua –Quan văn, quan võ – Lạc dân.

B. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Tù trưởng.

C. Vua – Qúy tộc, vương hầu – Bồ chính.

D. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Bồ chính.

Câu 5: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho trình độ chế tác của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

A. Trống đồng Đông Sơn.

B. Tiền đồng Óc Eo.

C. Phù điêu Khương Mỹ.

D. Tượng phật Đồng Dương.

Câu 6: Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?

A. Bắc bộ và Bắc Trung bộ.

B. Trung và Nam Trung bộ.

C. Khu vực Nam bộ.

D. Cư trú rải rác trên khắp cả nước.

Câu 7: Nền văn minh Chămpa được phát triển dựa trên nền văn hóa

A. văn hóa Đồng Nai.

B. văn hóa Đông Sơn.

C. văn hóa Sa Huỳnh.

D. văn hóa Óc Eo.

Câu 8: Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là

A. Phát triển thương nghiệp.

B. Nông nghiệp lúa nước.

C. Săn bắn, hái lượm.

D. Trồng trọt, chăn nuôi.

Câu 9: Trước khi tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài, cư dân Chăm-pa có nền văn hóa bản địa nào sau đây?

A. Các lễ hội truyền thống theo nghi thức Hồi giáo.

B. Tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ vạn vật.

C. Nghệ thuật xây dựng các khu đền, tháp.

D. Phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước.

Câu 10: Nền văn minh Phù Nam được phát triển dựa trên nền văn hóa

A. Đồng Đậu, Gò Mun.

B. Sa Huỳnh.

C. Đông Sơn.

D. Óc Eo.

Câu 11: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ Phù Nam là

A. nông nghiệp.

B. buôn bán.

C. thủ công nghiệp.

D. chăn nuôi, trồng trọt.

Câu 12: Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Phù Nam thuộc khu vực nào trên đất nước Việt Nam ngày nay?

A. Bắc bộ và Bắc Trung bộ.

B. Khu vực Nam bộ.

C. Đồng bằng Sông Hồng.

D. Trung bộ và Nam bộ.

b) Thông hiểu

Câu 13:
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là

A. hình thành bên lưu vực của các con sông lớn.

B. có sự giao thoa giữa văn hóa bản địa và bên ngoài.

C. chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.

D. lấy phát triển thương nghiệp làm kinh tế chính.

Câu 14: Ý nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chămpa?

A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ.

B. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.

C. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ.

D. Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

B. Chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Hoa.

C. Sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội.

D. Xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh tế, chống ngoại xâm.

Câu 16: Nền văn minh Phù Nam được hình thành trên cơ sở

A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh Ấn Độ.

C. hình thành dựa trên sự phát triển của nền văn hóa Sa Huỳnh.

D. tiếp thu hoàn toàn những đặc trưng của văn minh Ấn Độ.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc?

A. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp lúa nước.

B. Tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên.

C. Tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen.

D. Âm nhạc phát triển cả về nhạc cụ lẫn loại hình biểu diễn.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa?

A. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế.

B. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ.

C. Có đời sống vật chất và tinh thần phong phú.

D. Có nền kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp phát triển.

Câu 19: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ quốc gia Phù Nam có thương nghiệp phát triển?

A. Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển thương nghiệp.

B. Là quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á.

C. Chi phối nền thương mại hàng hải ở khu vực Đông Nam Á.

D. Sự phát triển của nông nghiệp và sản phẩm phụ nông nghiệp.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa?

A. Chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ.

B. Hình thành trên cơ sở của nền văn hóa Sa Huỳnh.

C. Lưu giữ và phát huy nền văn hóa bản địa.

D. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa.

Câu 21: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của vương quốc Phù Nam?

A. Là quốc gia phát triển trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh.

B. Là quốc gia có kinh tế thương nghiệp phát triển.

C. Có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á.

D. Là quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

c) Vận dụng

Câu 22:
Điểm giống nhau trong tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam là

A. xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

B. xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương phân quyền.

C. đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua có các Lạc Hầu, Lạc tướng.

D. bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai nên không thể hiện được chủ quyền.

Câu 23: Nhận xét nào dưới đây là đúng về đặc điểm của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam?

A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ.

B. Chỉ có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.

C. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa bên ngoài.

D. Chỉ chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.

Câu 24: Điểm giống nhau trong tổ chức xã hội của các quốc gia cổ trên trên lãnh thổ Việt Nam là?

A. Gồm có vua, quan, quý tộc, dân thường.

B. Chia làm hai giai cấp thống trị và bị trị.

C. Đứng đầu nhà nước là vua có mọi quyền hành.

D. Gồm quý tộc, quan lại và bình dân.

Câu 25: Nhận xét nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn Lang-Âu Lạc?

A. Xây dựng bộ máy chuyên chế ở trình độ cao.

B. Bộ máy nhà nước đảm bảo tính dân chủ.

C. Bộ máy nhà nước sơ khai chưa thể hiện chủ quyền.

D. Tổ chức đơn giản, sơ khai nhưng thể hiện được chủ quyền.

Câu 26: Điểm chung trong hoạt động kinh tế của cư dân các quốc gia cổ đại đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam là

A. lấy thương nghiệp làm hoạt động kinh tế chính.

B. kinh tế đa dạng dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp.

C. có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á.

D. chỉ có hoạt động kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 27: Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam?

A. Tạo nên sự tách biệt, đối lập trong truyền thống văn hóa Việt.

B. Tạo cơ sở cho sự ra đời của một nền văn hóa mới.

C. Tạo nên sự đa dạng, đặc trưng của truyền thống văn hóa Việt.

D. Tạo điều kiện để giao lưu hòa tan với các nền văn hóa khu vực.

Câu 28: Nhận xét nào dưới đây là không đúng về vai trò của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam?

A. Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

B. Phác họa và định hình bản sắc dân tộc, tránh nguy cơ bị đồng hóa.

C. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh nhất khu vực.

D. Đặt nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh sau này.

Câu 29: Điểm giống nhau về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam là

A. đều chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ.

B. đều hình thành ở những vùng đất đai khô cằn.

C. đều chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.

D. xuất phát từ nhu cầu bảo vệ cuộc sống cộng đồng.

Câu 30: Nhận xét nào dưới là đúng về vai trò của nền văn minh Chăm-pa đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam?

A. Là một bộ phận hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam.

B. Tạo nên sự tách biệt trong lịch sử văn hóa dân tộc.

C. Cung cấp nguồn sử liệu quý giá cho lịch sử thế giới.

D. Là cội nguồn của nền văn minh tiếp theo của dân tộc.

Hi vọng với bộ câu hỏi trên sẽ giúp các em ôn tập luyện tập củng cố để nắm vững nội dung kiến thức về Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam môn Lịch sử 10. Chúc các em học tốt.


 
Các em hãy tải về file ở phía dưới để kiểm tra đáp án
 

Đính kèm

  • TRẮC NGHIỆM MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC vIỆT nAM.docx
    15.9 KB · Lượt xem: 2
VĂN MINH VĂN LANG - ÂU LẠC

1. Tóm tắt về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc


Các yếu tố
Nội dung

1. Vị trí địa lí
Trên lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).
- Phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía đông giáp biển là những yếu tố trí địa lý thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc của cư dân Việt cổ với các nền minh khác

2. Tác dụng của các dòng sông

- Sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng cu sinh đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định sống trong các xóm làng.

- Họ trở thành chủ nhân của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
3. Khí hậu
- Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Lượng ánh sáng mặt trời lớn và lượng mưa nhiều thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi; bảo đảm nguồn thức ăn đa dạng.
4. Tài nguyên
Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chì, thiếc,...) là co sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động trong sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

5. Thời gian và cơ sở hình thành
Thời gian: từ thế kỉ VII TCN.

Cơ sở: Sự phát triển của văn hoá Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.

2. Những nét chính về cơ sở kinh tế và xã hội dẫn đến sự hình thành nền văn Văn Lang - Âu Lạc

- Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành. - Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày đã góp phần làm tăng hiệu quả sả xuất, tạo ra nhiều của cải dư thừa.

- Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Thời Phùng Nguyễn đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hộ ngày càng phổ biến hơn.

Từ đó xuất hiện phân hóa giữa các tầng lớp xã hội: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì. Quý ghi là những người giàu, có thể lực. Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư. Nó tỉ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

Đồng thời, quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cố và thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

3. Tổ chức xã hội và nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc

- Tổ chức xã hội:


+Người Việt cổ quần tụ trong xóm làng (chiềng, chạ, mường, bản,...), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinh sống trên cùng một khu vực.

+ Cư dân đoàn kết đắp đê, trị thủy, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và canh tác.

- Tổ chức nhà nước Văn Lang:
+ Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN. Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ).
+ Tổ chức nhà nước còn đơn giản: đứng đầu là vua Hùng, giúp việc có các Lạc hầu. Vua là người chỉ huy quân sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo.
+ Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính phụ trách.

- Tổ chức nhà nước Âu Lạc:
+ Khoảng năm 208 TCN, nhà nước Âu Lạc ra đời. Nước Âu Lạc tiếp tục kế thừa về tổ chức bộ máy chính quyền của nước Văn Lang.
+ Nước Âu Lạc do An Dương Vương đứng đầu, giúp việc vẫn là các Lạc hầu. Các đơn vị hành chính địa phương không có nhiều thay đổi so với nước Văn Lang.
+ Nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang. Lãnh thổ mở rộng trên cơ sở hòa hợp và thống nhất giữa người Tây Âu và Lạc Việt. Cư dân Âu Lạc đã biết sử dụng nỏ có thể bắn nhiều mũi tên một lần, xây dựng thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự vững chắc.

4. Những thành tựu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần do nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đến cho người Việt cổ. Nêu nhận xét
- Đời sống vật chất:

+ Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước. Ngoài ra họ còn biết chăn nuôi, đánh bắt cá và làm các nghề thủ công, trong đó luyện kim và kĩ thuật đúc đồng đạt đến đỉnh cao.
+ Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,..) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,...).
+ Về trang phục, nam thường đóng khố, nữ mặc áo váy và đều đi chân đất.
+ Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ gắn lông vũ...
+ Họ sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển. Nhà ở phổ biến là kiểu nhà làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.

- Đời sống tinh thần:
+ Chủ nhân của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đạt đến trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, the hiện qua nghệ thuật điêu khắc, kỹ thuật luyện kim, kỹ thuật làm đồ gốm. Hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồ gốm phản ánh sinh động cuộc sống.
+ Âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân với các loại nhạc như trống đồng, chiêng, cồng, chuông,.. các hoạt động hát múa giao duyên nam nữ.
+ Tín ngưỡng sùng bái các lực lượng tự nhiên thể hiện qua các nghi thức, như thờ thần Mặt Trời, thần núi, thần sông, thờ cúng tổ tiển, anh hùng, thủ lĩnh, thực hành lễ nghi nông nghiệp cầu mong mùa màng bội thu.
+ Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ chức đua thuyền, đấu vật. Phong tục tập quán nét đặc sắc như tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,...
- Nhận xét:

+ Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc phong phú, điều kiện tự nhiên của nước ta.

+ Đời sống vật chất và tinh thần đó đã hòa quyện với nhau trong con người Lạc cộng đồng sâu sắc.

5. Những điểm mới trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang. Nguyên cư dân Văn Lang định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn điểm mới:

- Những điẻm mới:

+ Cuộc sống tinh thần của cư dân Văn Lang đa dạng, phong phú. Họ đã biết thờ thần Mặt Trời, thần núi, thần sông v.v..., có tục chôn người chết kèm theo một số đồ vật riêng và nhiều phong tục, tập quán khác thể hiện nét riêng của mình.
+ Vào những ngày mùa, ngày lễ theo tập tục, cư dân Văn Lang thường tổ chức vui chơi, nhảy múa, ca hát. Nhân đó, họ cũng tổ chức những cuộc đua thuyền, giã gạo v.v... Năng khiếu thẩm mĩ của họ để khá cao.
- Nguyên nhân:
+ Ở đây có nghề đúc đồng phát triển sớm. Cư dân ở đây biết trồng lúa, trồng dâu.
+ Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
+ Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...
6. So sánh nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc. Nêu nhận xét về nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang

Tiêu chí so sánh
Nhà nước Văn Lang

nhà nước Âu Lạc
1. Cơ sở

hình thành
Do yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp, làm thuỷ lợi.
Do yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp, làm thuỷ lợi.
2. Bộ máy nhà nước
Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng.
Có ba tầng lớp trong xã hội: vua quan quý tộc, nô tì và dân tự do.
- Còn đơn giản, sơ khai
Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng.
Có ba tầng lớp trong xã hội: vua quan quý tộc, nô tì và dân tự do
- Tổ chức chặt chẽ hơn, lãnh thổ được mở rộng trên cơ sở sáp nhập Văn Lang và Âu Việt.
3. Kinh đôPhong Châu (Phú Thọ)
Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
- Nhận xét:
+ Tổ chức nhà nước Âu Lạc: có nhiều thay đổi so với tổ chức nhà nước Văn Lang. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm giữ mọi quyền hành và có quyền thế cao hơn trong việc trị nước.

7. Những điểm mới của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang

- Về tổ chức nhà nước:
- Được tổ chức như thời Văn Lang. Tuy nhiên, thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn thời Văn Lang.
+Vua An Dương Vương có quyền thế cao hơn các vua Hùng Vương trong việc trị nước.

- Về kinh tế:
+ Lưỡi cày đồng dưới thời Âu Lạc được cải tiến thêm một bước và được dùng phổ biến hơn thời Văn Lang, nhờ đó việc sản xuất ra lương thực như lúa, gạo, rau, củ,.. nhiều hơn. Các ngành chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển cao hơn.
+ Ngành thủ công nghiệp làm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức có nhiều tiến bộ hơn, đặc biệt ngành xây dựng và luyện kim phát triển mạnh.

- Về xã hội: Do sự phát triển kinh tế nên dân số tăng lên nhiều hơn. Sự phân hóa xã hội sâu sắc hơn.

- Về quân sự, quốc phòng:

+ Xây dựng thành Cổ Loa: Thời Âu Lạc, An Dương Vương đã cho xây dựng thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước. Đây là công trình kiến trúc lớn và độc đáo trong việc xây dựng của dân tộc ta. Là căn cứ quân sự mang tính phòng thủ kiên cố của Âu Lạc. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc và là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

+ Lực lượng quốc phòng: Thời Âu Lạc có quân đội mạnh, gồm bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí tốt, đặc biệt là nỏ sử dụng mũi tên bằng đồng. Có hệ thống thuyền chiến vừa để luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.
 
Đáp án trăc nghiệm Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
một số nền văn minh cổ trên đất nước ta trắc nghiệm.jpg
IMG_20230315_225651.jpg
IMG_20230315_225728.jpg
IMG_20230315_225816.jpg
IMG_20230315_225816.jpg
IMG_20230315_225846.jpg
 

DiễnđànKiếnthức .COM

  • Diễn đàn kiến thức Văn Sử Địa - Nơi mọi người có thể chia sẻ và thảo luận về văn, sử, địa nhằm nâng cao, mở mang kiến thức. .
Chat
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Điền Chủ @ Điền Chủ:
    Online vui vẻ
  2. Tiêu Huân Nhi @ Tiêu Huân Nhi:
    cả nhà nghỉ lễ vui không?
  3. Đấu Phá Thương Khung @ Đấu Phá Thương Khung:
    Tập 42 thay đổi đồ họa hầu hết các nhân vật. Tiếc không có Huân Nhi :)

Trang cá nhân

Người Bắc Giang !!!
Chúc mừng Oanh!!!!
Chào mừng kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2023)
“ Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Khổng Tử

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top