Bài giảng Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.

Văn Học Pro

Học học Nữa học mãi
LỊCH SỬ LỚP 8 -Bài 30-PHONG TRÀO YÊU
NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918.

I. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

1. Phong trào Đông Du ( 1905-1909) :

* Đón nhận con đường cứu nước theo hướng dân chủ tư sản , Phan Bội Châu sang Nhật cầu viện vì:


+ Nước Nhật cùng màu da, cùng văn hóa Hán học .

+ Đi theo con đường tư bản Châu Âu đã giàu mạnh .

+ Đánh thắng đế quốc Nga .

* Năm 1904 Phan Bội Châu lập Hội Duy Tân với chủ trương: đánh Pháp lập nước Việt Nam độc lập theo hướng dân chủ tư sản

* Năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp đánh Pháp ,đưa người sang Nhật học đó là phong trào Đông Du ( 200 người)

* 9-1908 Pháp- Nhật cấu kết trục xuất người Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật .


* Hội Duy Tân ngừng hoạt động , phong trào Đông Du tan rã

* Tác động : khuấy động lòng yêu nước , cổ vũ tinh thần dân tộc .

* Chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai.
2. Đông Kinh Nghĩa Thục 1907 :

* Tại Bắc Kỳ có cuộc vận động cải cách văn hóa xã hội theo lối tư sản


* Tháng 3-1907 Lương văn Can, Nguyễn Quyền ,Lê Đại , Vũ Hoành mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội sau đó lan rộng ra ngoại thành và nhiều tỉnh

* Mục đích : nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài,bồi dưỡng lòng yêu nước .

* Hình thức và nội dung hoạt động :

-Học phổ thông các bài : địa lý, lịch sử, khoa học thường thức .

-Diễn thuyết , bình văn , xuất bản sách báo nhằm bồi dưỡng lòng yêu nước , truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới .

-Trường mở rộng ra các tỉnh, số học sinh lên tới 1.000 người .

-Tháng 11- 1907 , thực dân Pháp giải tán Đông Kinh Nghĩa Thục , tịch thu sách vở tài liệu , Lương văn Can , Hoàng Tăng Bí… bị bắt.

+ Tác động :là một tổ chức cách mạng , nâng cao lòng yêu nước ,phát triển văn hóa , giáo dục tư tưởng chống phong kiến hủ lậu ,hỗ trợ phong trào Đông Du và Duy Tân .

3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ- 1908 .

Cuộc vận động Duy Tân ( theo cái mới ) diễn ra sôi nổi tại Trung Kỳ .

Lãnh đạo là Phan Châu Trinh , Huỳnh Thúc Kháng

+ Mục đích :Vận động cải cách ( theo cái mới ) và khai dân trí

+ Hình thức và nội dung hoạt động :

-Mở trường, diễn thuyết các đề tài xã hội , tình hình thế giới .

-Đả phá hủ tục phong kiến , lạc hậu .

-Đua nhau cắt tóc ngắn , mặc áo ngắn , đả kích quan lại xấu .

-Mở mang công thương nghiệp .

-Năm 1908 do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân nên phong trào chống đi phu, chống thuế diễn ra ở Quảng Nam , Quảng ngãi rồi lan ra khắp các tỉnh Trung Kỳ .

-Thực dân Pháp đàn áp ,bắt bớ , tù đày Phan Châu Trinh , Trần Quý Cáp

4. Điểm giống nhau và khác nhau :

* Điểm giống nhau : đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản , do các sĩ phu nho học lãnh đạo .

* Điểm khác nhau :

+ Phong trào Đông Du do Duy Tân Hội chủ trương :vũ trang chống Pháp giành độc lập dân tộc .

+ Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội : bạo động ôn hòa , nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

+ Phong trào DuyTânởTrung Kỳ:vận động cải cách (theo cái mới) và khai dân trí.

II.Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918)


1 . Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến : có những thay đổi :

-Từ chỗ chuyên canh cây lúa chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến.

-Tăng cường bắt nông dân đi lính , thu hẹp điện tích trồng lúa , đời sống nhân dân khó khăn .

- Pháp đầu tư vào công nghiệp nên công nghiệp VN khởi sắc . Giai cấp tư sản dân tộc có điều kiện vươn lên .

-Nhằm cung cấp cho chiến trường Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai .

-Pháp dùng nhiều thủ đọan chính trị ,văn hóa lừa bịp để ru ngủ nhân dân ta .

-Đó là nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh từ 1914-1918



2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ( 1916) . Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên ( 1917) .

a.Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ( 1916) .

-Thái Phiên ,Trần Cao Vân ,Vua Duy Tân bí mật liên lạc với binh lính tại Huế ( để đưa sang chiến trường Châu Âu ) tiến hành khởi nghĩa .

-Đêm 3 rạng sáng 4- 5- 1916 khởi nghĩa tại Huế , nhưng kế hoạch bị bại lộ , thực dân Pháp thẳng tay đàn áp ; Thái Phiên và Trần Cao Vân bị tử hình , vua Duy Tân bị đày ở Châu Phi .

Thất bại do :lãnh đạo , tổ chức còn non kém , thời cơ chưa chín muồi , tư tưởng quân chủ lập hiến đã lạc hậu .

b. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên ( 1917) .

+ Nguyên nhân khởi nghĩa : do chính sách bóc lột của Pháp , binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp đưa đi làm bia đỡ đạn nên bất bình nổi dậy

+Tù chính trị Lương Ngọc Quyến cùng với Đội Cấn khởi nghĩa đã giết chết được tên Giám binh Pháp , phá nhà lao, thả tù chính trị , chiếm các công sở và làm chủ tỉnh Thái Nguyên .

+ Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm , Lương Ngọc Quyến và Đội Cấn hy sinh .

+ Thất bại do nổ ra tự phát , bị động không có chương trình hành động cụ thể .


* So sánh :Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ( 1916) . Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên ( 1917) :

+ Giống nhau : lực lượng tham gia đều là binh lính người Việt trong quân đội Pháp , tù chính trị , nhân dân địa phương ; thành phần lãnh đạo là những sĩ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ .

+ Khác nhau : ở Huế có sự tham gia của Vua Duy Tân .

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước :

- Hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên , huyện Nam Đàn, Nghệ An.

- Người lớn lên giữa lúc nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp .

- Các cuộc khởi nghĩa thất bại và không tán thành đường lối hoạt động của các cụ , Người quyết định đi sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài gòn), Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Nguyễn văn Ba , làm phụ bếp cho tàu La Tut sơ Tơ rê vin, để sang Pháp.

- Người qua nhiều nước Châu Phi, châu Mỹ, châu Âu

- Người trở lại Pháp năm -1917. Người làm nhiều nghề ,trực tiếp học tập và rèn luyện ở giai cấp công nhân.

- Người tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước , viết báo , tranh thủ các buổi mít tinh để tố cáo tội ác của thực dân Pháp , và tuyên truyền cách mạng Việt nam .

- Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp , ảnh hưởng của cách mạng tháng Mưởi Nga , tư tưởng của người có những biến chuyển , hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Hoạt động của người rất đúng hướng tạo điều kiện để cách mạng Việt Nam bắt gặp chân lý cứu nước của thời đại : chủ nghĩa Mác –Lê nin.


* Các nhà yêu nước trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh , hướng theo phương Đông , nhưng thất bại.



* Nguyễn Tất Thành hướng theo phương Tây , gặp ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga và tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Huyền Trang VP

S.Moderator
Câu hỏi nâng cao

1. Cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu.


- Phan Bội Châu (1867-1940) hiệu là sào Nam, quê ở Sa Nam, Đông Liệt, Nam Đàn, Nghệ An. Ông là sĩ phu Pk, có ý chí cứu nước từ rất sớm: 17 tuổi viết hịch « Bình Tây thu bắc », 19 tuổi lập đội thí sinh quân để ứng nghĩa, 1900 đậu cử nhân, 1904 Lập Hội Duy tân, 1905 sang Nhật mở đầu phong trào Đông du. Tháng 3 - 1909, phong trào Đông du tan rã, ông bôn ba hải ngoài và tiếp tục hoạt đồng yêu nước

2. Dựa vào đâu hội Duy tân chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập? Em nghĩ gì về chủ trương này

- Để tiến hành bạo động, năm 1905 Phan Bội Châu đã sang Nhật nhờ giúp khí giới tiền bạc để đánh Pháp. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Sau đó, hội duy tân đã tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập. Như vậy, để chuẩn bị bạo động vũ trang, Hội Duy tân đã dựa vào sự giúp đỡ của Nhật

- Đây là chủ trương sai lầm của hội Duy tân bởi vì bản thân Nhật cũng là một nước đế quốc, cũng đang mở rộng xâm lược thuộc địa ở châu Á. Nếu dựa vào Nhật như vậy thì sớm muộn gì ta cũng bị Nhật phản bội. Vì vậy, sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về hành động cầu viện Nhật Bản của Hội Duy tân là hành động “ đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”

- Để giành được đôc lập ta cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở thực lực mà tranh thủ sự ủng hộ quốc tế chân chính

3 Cuộc đời và sự nghiệp của Lương Văn Can.

- Lương văn Can (1854 -1927) quê ở làng Nhị Khê, Thượng Phúc, Hà Đông, là sĩ phui yêu nước có khuôn mạt rắn rỏi, gò má hơi cao, mắt sâu, trong sáng

3 -1907 ông cùng một số nhà nho tiến bộ thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục do ông làm hiệu trưởng, là trường tư nhưng không thu tiền học,áp dụng theo mô hình trường ở Nhật Bản trong cuộc Duy tân Minh Trị

4. Cuộc đời và sự nghiệp của Phan Châu Trinh

- Phan Châu Trinh (1872-1926), tự Hi Mã, hiệu Tây Hồ, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình quan lại nhỏ.

- Năm 1900, ông đỗ Cử nhân cùng Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu. Năm 1903 đỗ Phó Bảng; ra làm Thừa biện Bộ lễ. Năm 1905 ông cáo quan. Từ 1906, ông hoạt động trong phong trào Duy tân. Ông là người kịch liệt lên án tư tưởng phong kiến lạc hậu và tích cực đề xướng tư tưởng DCTS

5. Chủ trương của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khác nhau như thế nào

- Phan Bội Châu chủ trương đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ về KT, CT, VH...

- Phan Châu Trinh chủ trương vận động cải cách trong nước - khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp tự cường

- Đây là một phong trào yêu nước do các sĩ phu tiến bộ khởi xướng, được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Thể hiện tinh thần yêu nước, góp phần thức tỉnh đồng bào

6. Đông kinh nghĩa thục có tác dụng như thế nào đối với cuộc vận động giải phóng đầu thế kỉ XX?

- Đông kinh nghĩa thục là một tổ chức cách mạng, có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở địa phương

- Đông kinh nghĩa thục đã nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ của quần chúng; truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới, một nếp sống mới tiến bộ; phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương, hỗ trợ phong trào Đông du và Duy tân

- Đông kinh nghĩa thục chống nền giáo dục cũ, cổ vũ cái mới, hô hào lập hội buôn, phát triển công thương nghiệp

- Đông kinh nghĩa thục đả phá và lên án phong tục tập quán lạc hậu, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, thức tỉnh đồng bào...

7. Em có nhận xét gì về cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Kì năm 1908?

-
Cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Kì năm 1908 về thực chất là một phong trào quần chúng công khai đầu tiên ở Việt Nam được dấy lên bởi tư tưởng dân tộc, dân quyần do các sĩ phu Duy tân đầu thế kỉ XX truyền bá

- Phong trào đã thể hiện tinh thần và năng lực cách mạng của nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đồng thời cũng cho thấy những hạn chế của họ khi chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến



8. Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các phong trào trên

Phong trào​
Mục đích​
Hình thức và nội dung hoạt động​
Đông Du (1905 - 1909)Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang- Đưa học sinh sang Nhật du học
- Viết sách báo tuyên truyền yêu nước
Đông Kinh Nghĩa Thục ( 1907)Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài- Tổ chức diễn thuyết , bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước
- Vận động kdoanh công th nghiệp
Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)- Xóa bỏ chế độ phong kiến
- Đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng
- Mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới và vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ.
- Điểm giống: Đều là các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, do các sĩ phu nho học trẻ lãnh đạo

- Điểm khác:

+ Phong trào Đông du do hội Duy tân chủ trương, có khuynh hướng bạo động vũ trang

+ Đông kinh nghĩa thục về hình thức là trường học do sĩ phu thuộc thuộc cả hai phái bạo động, ôn hòa chủ trương, nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài đồng thời hỗ trợ cho phong trào Đông du ở bên ngoài và phong trào Duy tân ở bên trong

+ Phong trào Duy tân: do phái ôn hòa lãnh đạo

10. Theo em, con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác và mới so với các bậc tiền bối (những nhà yêu nước chống Pháp trước đó)

- Khác:


+ Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc) để xin họ giúp Việt Nam chống Pháp

+ Nguyễn Tất Thành chọn con đường sang phương Tây nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học, kĩ thuật và nền văn minh phát triển xem họ làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước

- Mới:

+ Các bậc tiền bối cứu nước theo tìm đường dân chủ tư sản

+ Từ khảo sát thực tế, Nguyễn Tất Thành bắt gặp chân lí cứu nước là chủ nghĩa Mác – Lê-nin và xác định con đường cứu nước theo cách mạng vô sản (Cách mạng tháng Mười Nga)

11. Em có nhận xét gì về con đường và cách thức mà Nguyễn Tất Thành đã trải qua để tìm đường cứu nước?

- Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các bậc tiền bối đã đi (vì có nhược điểm); Người tìm đến chân trời mới-quê hương của những từ “tự do, bình đẳng, bác ái” xem họ làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước

- Từ khảo sát thực tế, Nguyễn Tất Thành bắt gặp chân lí cứu nước là chủ nghĩa Mác – Lê-nin và xác định con đường cứu nước theo cách mạng vô sản (Cách mạng tháng Mười Nga). Đây con đường duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử

- Nguyễn Tất Thành là vị cứu tinh của dân tộc Việt Nam. Những hoạt động bước đầu của Nguyễn Tất Thành đã mở ra chân trời mới cho cách mạng Việt Nam

 

DiễnđànKiếnthức .COM

  • Diễn đàn kiến thức Văn Sử Địa - Nơi mọi người có thể chia sẻ và thảo luận về văn, sử, địa nhằm nâng cao, mở mang kiến thức. .
Chat
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Điền Chủ @ Điền Chủ:
    Shoutbox has been pruned!

Trang cá nhân

Văn bản Thạch Sanh​

Văn bản Thạch Sanh​

Kiến Thức Chủ đề Các dân tộc trên đất nước Việt Nam​

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top