Đặng Hải Nam

Thành Viên
HỒ CHÍ MINH - TIỂU SỬ

200px-Ho_Chi_Minh_1946_cropped.jpg


LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là kết tinh trí tuệ, bản lĩnh và khí phách Việt Nam được nâng cao tầm vóc trong thời đại mới. Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước anh linh Người đã đánh giá: "Hơn 60 năm qua từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ tịch đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ".

Người đã có công lao to lớn sáng lập và rèn luyện Đảng ta, sáng lập ra Nhà nước ta, ra Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang. Với những đóng góp vượt thời đại của Người cho dân tộc và cho nhân loại, UNESCO đã tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất với nhận định: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội... Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau".

Ngày 27-3-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 23-CT/TW Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp đó, ngày 7-11-2006, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW Về tổ chức cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Cuốn sách Hồ Chí Minh - Tiểu sử do tập thể cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh biên soạn, TS. Chu Đức Tính - Giám đốc Bảo tàng làm chủ biên, ra mắt bạn đọc đúng dịp kỷ niệm 118 năm ngày sinh của Bác là việc làm có ý nghĩa, thiết thực phục vụ cho cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong toàn Đảng, toàn dân tộc ta.

Kế thừa một số cuốn tiểu sử viết về Bác trước đây, bằng những tư liệu chân thực, cuốn sách trình bày một cách vắn tắt nhưng tương đối đầy đủ và có hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất thích hợp cho bạn đọc rộng rãi.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 01 năm 2009
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA​


LỜI GIỚI THIỆU

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam.
Bằng thiên tài trí tuệ và bản lĩnh cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công hệ quan điểm cách mạng toàn diện, hệ thống và sáng tạo để truyền bá vào Việt Nam, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do.

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về tinh thần đoàn kết chiến đấu, về đạo đức cách mạng: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng.

Sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là tài sản tinh thần vô giá của các thế hệ người Việt Nam, luôn tỏa sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang và đang vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Qua thực tế hoạt động, chúng tôi thấy cần có một cuốn tiểu sử Hồ Chí Minh ngắn gọn để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức của Người cho đông đảo bạn đọc và khách đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Cuốn Hồ Chí Minh - Tiểu sử do Bảo tàng Hồ Chí Minh biên soạn lần này dựa trên cơ sở các cuốn tiểu sử đã được xuất bản: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ 7, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987; Hồ Chí Minh tiểu sử - Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006; Hồ Chí Minh: Toàn tập, 12 tập, Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, 10 tập và một số sách, tư liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nhân dịp này, chúng tôi đính chính một số tư liệu chưa chính xác trong các cuốn tiểu sử đã xuất bản trước đây và đưa thêm một số thông tin theo tài liệu mới sưu tầm của Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã hết sức cố gắng, song chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến.
Tháng 5 năm 2008
GIÁM ĐỐC BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Chu Đức Tính

Phần còn lại các bạn chính là người khám phá
 

ThuyenNhanXaXu

Thành Viên
Tổng thống nước nào muốn đặt tên con là Hồ Chí Minh?

Trả lời: Tổng thống Ghi Nê Sêcuturê

Sêcuturê, Tổng thống Ghi Nê sang thăm Việt Nam theo lời mời với tư cách là khách của Hồ Chủ Tịch.

Trong buổi mít tinh tiễn đưa tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Sêcuturê hết lời ca ngợi và khâm phục Hồ Chủ Tịch. Ông phát biểu đại ý: Vợ tôi sắp sinh, nếu sinh con trai, tôi sẽ đặt tên con là Hồ Chí Minh.

Sêcuturê quả thật rất chân thành và rất cảm phục Hồ Chí Minh nhưng ông ta chưa hiểu câu "nhập gia vấn huý" của phong tục nước ta. Liền đó Hồ Chủ Tịch trả lời lại rất khôn khéo, tài tình: "Bác không có vợ nên không có con, vậy Bác đề nghị các cháu thanh niên, nếu sắp tới, cháu nào có con trai thì đặt tên cháu là Sêcuturê!"

Mọi người dự lễ đều vui cười thoải mái, phục tài đối đáp của Bác, vừa được lòng khách nước ngoài, vừa phù hợp với phong tục nước ta trong hoàn cảnh đó.

(Theo 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam)
 
Bà Hoàng Thị Loan không chỉ là người mẹ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là người mẹ vĩ đại của toàn thể dân tộc Việt Nam.
người mẹ vĩ đại.hoàng thị loan.jpg

Ảnh: Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.)

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng bộc bạch: "Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Cụ - người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã mang lại vinh quang cho đất nước Việt Nam, người mà mọi người Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác sẽ mãi mãi ghi ơn !"

Người con gái tài sắc vẹn toàn

Bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901), là thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà được sinh ra trong một gia đình vốn có truyền thống Nho học ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cả hai gia đình nội, ngoại của bà đều giàu lòng thương người, trọng nghĩa khí, có cách nhìn tân tiến trong cuộc sống, vượt ra ngoài sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến đương thời. Chính bởi thế mà ngay từ khi sinh ra đến suốt cuộc đời, bà Loan vẫn khiến người đời ngưỡng mộ bởi tài, đức vẹn toàn.

Lớn lên trong sự bao bọc và giáo dục của một gia đình tiến bộ, lại sống tại vùng quê giàu truyền thống văn hóa từ lâu đời, bà Loan tiếp thu các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian rất nhanh, không chỉ thuộc nhiều điệu hò câu ví mà sự am hiểu của bà về các loại hình này cũng không ai bì kịp. Nổi tiếng với dung nhan xinh đẹp, duyên dáng, tình tình luôn nhã nhặn nết na và cởi mở hết với tất cả mọi người, bà Loan còn được biết đến là một cô thiếu nữ chăm chỉ việc đồng áng và là một trong ít những thợ dệt lụa có tiếng trong vùng ngày đó.
Cả đời tần tảo vì chồng, vì con.

Cuối năm 1883, bà kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc khi vừa tròn 15 xuân sắc. Ông Nguyễn Sinh Sắc là một người mồ côi cả cha lẫn mẹ được cụ tú Hoàng Xuân Đường (thân sinh bà Loan) xin về nuôi từ bé. Nhận thấy tư chất thông minh, chịu thương chịu khó của ông Nguyễn Sinh Sắc, hơn nữa nhà cụ Tú lại không có con trai, cụ đã tác hợp cho ông Sinh Sắc và bà Loan nên duyên.

Sau khi lấy chồng, bà Loan không quản ngại cuộc sống vất vả, khó khăn về vật chất để chồng có điều kiện dùi mài kinh sử, nâng tầm tài năng.
Bà thân sinh được 4 người con là: Nguyễn Thị Thanh (1884 – 1954), Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950), Nguyễn Sinh Cung (1890 – 1969) và Nguyễn Sinh Nhuận (1900 – 1901). Cuộc sống gia đình bà tuy khó khăn nhưng tất cả mọi người đều yêu thương và hết lòng vì nhau.

Nhờ có bà động viên, khuyến khích nên dù cuộc sống nghèo khó, khốn khổ ông Nguyễn Sinh Sắc vẫn gắng lòng cho sự nghiệp học hành và đã đỗ đạt thành danh. Đỉnh điểm cho cuộc sống cơ cực của gia đình bà là từ sau khi ông Nguyễn Sinh Sắc lên Huế tu học. Vì túng thiếu tiền bạc, bản thân ông không thể tự lo cho mình được, nên ông đành ngỏ ý mời bà lên kinh để giúp ông một phần.

Không muốn chồng mình phải dang dở học tập chỉ vì miếng cơm manh áo, bà đã gửi con gái cả ở Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà làm đủ mọi nghề, lao động cật lực từ công việc truyền thống là dệt vải đến nhiều công việc chân tay khổ cực khác, một tay bà tất bật nuôi sống cả gia đình. Bà đã hinh sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con, chính bà đã vun đắp làm nên cuộc đời và sự nghiệp cao cả của họ.

Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh nặng rồi qua đời ở tuổi 33, vào ngày 10 tháng 2 năm 1901 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý) tại Kinh đô Huế, để lại niềm thương tiếc vô hạn cho gia đình, người thân và bà con lối xóm. Không lâu sau đó, người con trai út của bà vì sức khỏe kém cũng qua đời.

Thi hài của bà được mai táng ở núi Tam Tầng bên dòng sông Hương tại Huế. Năm 1922, hài cốt của bà được cô Thanh - con gái của bà đưa về mai táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen - Kim Liên. Năm 1942, hài cốt của bà lại được cậu Nguyễn Sinh Khiêm đưa lên cải táng tại ngọn núi Động Tranh Thấp trong dãy Đại Huệ. Năm 1984, để bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với người đã có công sinh thành và dưỡng dục Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ) và lực lượng vũ trang QK4 thay mặt cho đồng bào và chiến sỹ cả nước đã xây dựng khu mộ của bà khang trang và đẹp đẽ.

Người mẹ vĩ đại của Bác Hồ và của cả dân tộc
Cả cuộc đời tần tảo của bà là tấm gương sáng cho các con và tất cả dân tộc Việt Nam. Bà đúng là gương điển hình cho mẫu phụ nữ Việt đảm đang, có đức, có tài và hết lòng vì con vì chồng.

Đức tính thanh cao của bà đã ảnh hưởng rất lớn đến con người và hướng đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Từ sự giản dị, khiêm tốn, đến đức tính cần cù, chăm chỉ, bà đã tạo nên một tượng đài sống tuyệt vời có giá trị vĩnh cửu đối với toàn dân tộc và cho cả thế giới.
Là một người mẹ cần cù, chăm chỉ, lại thông minh giản dị, bà đã dạy các con của mình biết yêu lao động, biết làm những điều phù hợp với lứa tuổi của mình một cách say mê, sáng tạo. Ở đâu bà cũng thể hiện một lối sống trong sáng, có nghĩa có tình, được mọi người yêu mến và kính trọng. Bằng tấm lòng và sự mẫn cảm của người mẹ, bà đã vun trồng, uốn nắn, dạy dỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng và các con nói chung những bài học đầu tiên về cách sống, về đạo lý làm người ở đời. Vì vậy, ngay từ nhỏ những người con ngoan của bà đã biết nói điều hay làm việc tốt, biết kính trọng người trên, biết sống chan hoà với mọi người và giàu lòng nhân ái.

Có thể nói, bà Hoàng Thị Loan không chỉ là một người mẹ vĩ đại đã tạo nên một Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mà còn là một người mẹ tuyệt vời mãi mãi "bất tử" trong lòng mỗi con dân Việt Nam nhiều thế hệ.


Nguồn ST
 

DiễnđànKiếnthức .COM

  • Diễn đàn kiến thức Văn Sử Địa - Nơi mọi người có thể chia sẻ và thảo luận về văn, sử, địa nhằm nâng cao, mở mang kiến thức. .
Chat
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. No shouts have been posted yet.

Trang cá nhân

Trung Thu là Tết của thiếu nhi ^^
Năm học mới 2023 - 2024 vui vẻ, thành công :)

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top