Đề thi Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10

Huyền Trang VP

S.Moderator
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 10

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 10
NĂM HỌC 2022 – 2023

Thời gian làm bài: 45 phút;
(Không kể thời gian giao đề)
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm):

Câu 1.
Cư dân Đông Nam Á có tín ngưỡng nào sau đây?

A. Công giáo B. Nho giáo. C. Phật giáo. D. Sùng bái tự nhiên.

Câu 2. Văn minh Phù Nam hình thành trên địa bàn nào sau đây ở Việt Nam?

A. Nam Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. D. Trung Bộ.

Câu 3: Người Việt Nam thu chữ Hán của Trung Quốc để sáng tạo ra loại chữ nào sau đây?

A. Chữ Nôm. B. Chữ Khơme. C. Chữ quốc ngữ. D. Chữ Latinh.

Câu 4: Đến thế kỉ XIII , tôn giáo nào bắt đầu có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á?

A. Ấn Độ giáo. B. Phật giáo. C. Công giáo. D. Đạo Hồi.

Câu 5. Một trong những yếu tố cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là

A. rô-bốt. B. dữ liệu lớn Big Data. C. năng lượng nguyên tử. D. tự động hoá.

Câu 6. Quốc gia đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo lên quĩ đạo Trái đất là

A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Trung Quốc. D. Thái Lan

Câu 7: Phát minh nào sau đây không phải là thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Ô tô. B. Máy tính C. Rô-bốt. D. Mạng Wifi

Câu 8: Văn minh Ấn Độ lan toả giá trị đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu qua con đường

A. chiến tranh. B. chính trị. C. quân sự. D. thương mại.

Câu 9. Văn minh Chămpa hình thành trên cơ sở nền văn hoá nào?

A. Phùng Nguyên. B. Óc Eo. C. Sa Huỳnh. D. Đông Sơn.

Câu 10. Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân cổ trên đất nước Việt Nam là gì?

A. Ngựa. B.Voi. C. Đi bộ. D. Thuyền, bè.

Câu 11. Cư dân cổ Phù Nam thường ở loại hình nhà nào sau đây?

A. Nhà sàn. B. Nhà trệt. C. Nhà mái ngói. D. Nhà cao tầng.

Câu 12. Di sản nào sau đây của Đông Nam Á không phải là Di sản văn hoá thế giới?

A. Đền Bô-rô-bu-đu ( In-đô-nê-xi-a). B. Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam).

C. Chùa Một Cột (Việt Nam). D. Đền Ăngco Vat ( Campuchia).

Câu 13. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam chủ yếu đều hình thành ở

A. lưu vực các con sông. B. vùng trung du, cao nguyên.

C. các đồng bằng màu mỡ ở Bắc Bộ và Nam Bộ. D. duyên hải ven biển.

Câu 14. Chọn đáp án để điền từ còn thiếu vào dấu “…” trong nhận định sau của Clauxo Sơ-goát:

“ Bây giờ, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cách mạng…., nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa Vật lí, kĩ thuật số và Sinh học”.

A. lần thứ hai. B. lần thứ ba. C. công nghiệp 4.0. D. lần thứ nhất.

Câu 15. Tục thờ Linga và Yoni của cư dân Phù Nam là một trong các biểu hiện của tín ngưỡng

A. phồn thực. B. sùng bái tự nhiên. C. thờ cúng tổ tiên. D. thờ cúng anh hùng.

Câu 16. Các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại đã có tác động gì đến văn hoá hiện nay?

A. Làm gia tăng xung đột lợi ích kinh tế. B. Khơi sâu khoảng cách giàu nghèo.

C. Người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm. D. Con người tiếp cận thông tin đa chiều.

Câu 17. Thành tựu quan trọng nhất của văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ trung đại là

A. Tín ngưỡng. B. Tôn giáo. C. Chữ viết. D. Kiến trúc.

Câu 18. Nhận xét nào sau đây là đúng về văn minh Phù Nam?

A. Là nền văn minh sơ khai trên đất nước Việt Nam, tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.

B. Có đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp, chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ, đạt đến trình độ phát triển rực rỡ sớm.

C. Hình thành trên khu vực đồng bằngNam Trung Bộ, đặc trưng của văn minh nông nghiệp.

D. Tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, Ấn Độ để sáng tạo ra những giá trị riêng biệt.

Câu 19. Yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên nhà nước đầu tiên ở Việt Nam là

A. nhu cầu chống giặc ngoại xâm cần suy tôn thủ lĩnh.

B. yêu cầu sản xuất nông nghiệp và bảo vệ cuộc sống.

C. tác động, ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.

D. nhu cầu trị thuỷ, khai hoang, lập ấp.

Câu 20. Cho các hình ảnh sau về một số di sản văn hoá ở khu vực Đông Nam Á. Nối hình ảnh ở cột A với tên di sản ở cột B. Đáp án đúng là

Cột ACột B
1a. Nhà thờ Baroque ( Philippin) – kiến trúc Thiên chúa giáo
2b.Tháp Thạt Luổng ( Lào) – Kiến trúc Phật giáo
3c. Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam) – Kiến trúc Hinđu giáo
4d. Đền thờ Kapitan Keling (Malaixia) – Kiến trúc Hồi giáo
A. 1a; 2b; 3c; 4d. B. 1b; 2a; 3c; 4d. C. 1d; 2a; 3c; 4b. D. 1a; 2b; 3d; 4c.

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5,0 điểm):

Câu 21 ( 2,0 điểm).
Trình bày ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại. Theo em, học sinh cần chuẩn bị cho mình những hành trang gì là quan trọng nhất trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay?

Câu 22 (2,0 điểm). Cư dân Đông Nam Á có đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào? Các quốc gia nào ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo Ấn Độ?

Câu 23 (1,0 điểm). Nêu đời sống vật chất của cư dân Chămpa.
 

Đính kèm

  • đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10.docx
    217.8 KB · Lượt xem: 2

Huyền Trang VP

S.Moderator
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 10

Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .........................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): 20 câu

Câu 1:
Văn minh Ấn Độ lan toả giá trị đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu qua con đường

A. chiến tranh. B. chính trị. C. quân sự. D. thương mại.

Câu 2: Loại hình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc Hin-đu giáo là

A. chùa hang. B. stupa. C. đền kiểu tháp núi. D. mái vòm, chóp nhọn.

Câu 3: Phát minh nào sau đây không phải là thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Máy tính. B. Điện thoại. C. Rô-bốt. D. Mạng Wifi.

Câu 4: Đến thế kỉ XVI , tôn giáo nào bắt đầu có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á?

A. Ấn Độ giáo. B. Phật giáo. C. Công giáo. D. Đạo Hồi.

Câu 5. Một trong những yếu tố cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là

A. trí tuệ nhân tạo. B. rô-bốt. C. năng lượng hạt nhân. D. tự động hoá.

Câu 6. Quốc gia đầu tiên phóng tàu vũ trụ đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là

A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Nam Phi. D. Thái Lan

Câu 7. Cư dân Đông Nam Á có tín ngưỡng nào sau đây?

A. Phồn thực. B. Nho giáo. C. Phật giáo. D. Đạo giáo.

Câu 8. Lương thực chủ yếu của các cư dân cổ trên đất nước Việt Nam là gì?

A. Gạo. B. Thịt, sữa. C. Tôm, cá. D. Rau, củ

Câu 9. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc hình thành trên địa bàn nào sau đây ở Việt Nam?

A. Nam Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. D. Trung Bộ.

Câu 10. Văn minh Phù Nam hình thành trên cơ sở nền văn hoá nào?

A. Phùng Nguyên. B. Óc Eo. C. Sa Huỳnh. D. Đông Sơn.

Câu 11. Cư dân cổ Chămpa thường ở loại hình nhà nào sau đây?

A. Nhà sàn. B. Nhà trệt. C. Nhà rông. D. Nhà cao tầng.

Câu 12. Di tích nào của cư dân Chămpa được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

A. Tháp bà Ponaga ( Khánh Hoà). B. Thánh địa Mỹ Sơn ( Quảng Nam).

C. Tượng phật Đồng Dương ( Quảng Nam). D. Lễ hội Kate của người Chăm ( Ninh Thuận).

Câu 13. Việc các cư dân cổ trên đất nước ta thờ thần Lúa, thờ Cá ông, thờ thần Mặt trời là một trong các biểu hiện của tín ngưỡng

A. phồn thực. B. sùng bái tự nhiên. C. thờ cúng tổ tiên. D. thờ cúng anh hùng.

Câu 14. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam chủ yếu đều hình thành ở

A. lưu vực các con sông. B. vùng trung du, cao nguyên.

C. các đồng bằng màu mỡ ở Bắc Bộ và Nam Bộ. D. duyên hải ven biển.

Câu 15. Chọn đáp án để điền từ còn thiếu vào dấu “…” trong nhận định sau của Clauxo Sơ-goát:

“ Bây giờ, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cách mạng…., nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa Vật lí, kĩ thuật số và Sinh học”.

A. lần thứ hai. B. lần thứ ba. C. công nghiệp 4.0. D. lần thứ nhất.

Câu 16. Các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại đã tạo ra thách thức nào cho xã hội hiện nay?

A. Làm gia tăng xung đột lợi ích kinh tế. B. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.

C. Người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm. D. Con người tiếp cận thông tin đa chiều.

Câu 17. Thành tựu quan trọng nhất của văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ trung đại là

A. Tín ngưỡng. B. Tôn giáo. C. Chữ viết. D. Kiến trúc.

Câu 18. Nhận xét nào sau đây là đúng về văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

A. Là nền văn minh sơ khai trên đất nước Việt Nam, tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.

B. Thực chất là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, đặt cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của văn hoá dân tộc.

C. Hình thành trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc trưng của văn minh nông nghiệp.

D. Tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, Ấn Độ để sáng tạo ra những giá trị riêng biệt.

Câu 19. Yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên nhà nước đầu tiên ở Việt Nam là

A. nhu cầu chống giặc ngoại xâm cần suy tôn thủ lĩnh.

B. yêu cầu sản xuất nông nghiệp và bảo vệ cuộc sống.

C. tác động, ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.

D. nhu cầu trị thuỷ, khai hoang, lập ấp.

Câu 20. Cho các hình ảnh sau về một số di sản văn hoá ở khu vực Đông Nam Á. Nối hình ảnh ở cột A với tên di sản ở cột B. Đáp án đúng là

Cột ACột B
1
a. Nhà thờ Baroque ( Philippin) – kiến trúc Thiên chúa giáo
2
b. Đền Bô-rô-bu-đu ( Indonexia) – Kiến trúc Phật giáo
3
c. Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam) – Kiến trúc Hinđu giáo
4
d. Đền thờ Kapitan Keling (Malaixia) – Kiến trúc Hồi giáo
A. 1a; 2b; 3c; 4d. B. 1b; 2a; 3c; 4d. C. 1d; 2a; 3c; 4b. D. 1a; 2b; 3d; 4c.

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5,0 điểm):

Câu 21 ( 2,0 điểm).
Trình bày ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại. Theo em, học sinh cần chuẩn bị cho mình những hành trang gì là quan trọng nhất trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay?

Câu 22 (2,0 điểm). Những thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ? Kể tên một số di sản văn hoá của cư dân Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng của tôn giáo ở Ấn Độ.

Câu 23 (1,0 điểm). Nêu đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.



---------------- HẾT -------------------​
 

Đính kèm

  • Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 (2).docx
    157.4 KB · Lượt xem: 1

Huyền Trang VP

S.Moderator
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN SỬ 10
Năm học 2022-2023

Thời gian làm bài: 45 phút;
(28 câu trắc nghiệm 2 câu tự luận)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 ĐIỂM)

Câu 1.
Thời hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là

A. cách mạng 4.0. B. cách mạng kĩ thuật số.

C. cách mạng kĩ thuật. D. cách mạng công nghệ.

Câu 2. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin là

A. mạng kết nối Internet không dây. B. mạng kết nối Internet có dây.

C. máy tính điện tử. D. vệ tinh nhân tạo.

Câu 3. Robot đầu tiên được cấp quyền công dân như con người là

A. Xô phia. B. Robear. C. Paro. D. Asimo.

Câu 4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là

A. cách mạng kĩ thuật số. B. cách mạng công nghiệp nhẹ.

C. cách mạng kĩ thuật. D. cách mạng 4.0.

Câu 5: Công trình kiến trúc nào không thuộc Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a). B. Kinh thành Huế (Việt Nam).

C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia). D. Chùa Vàng (Mi-an-ma).

Câu 6: Văn minh phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến Đông Nam Á trong giai đoạn

A. đầu Công nguyên đến thế kỉ VII. B. thế kỉ VII đến thế kỉ XV.

C. thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. D. thế kỉ XIX đến nay.

Câu 7: Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là văn minh

A. Sông Hồng. B. Phù Nam. C. Sa Huỳnh. D. Trống đồng.

Câu 8: Trước khi sáng tạo ra chữ viết riêng, một số cư dân Đông Nam Á sử dụng

A. chữ viết cổ của Ấn Độ. B. chữ Chăm cổ.

C. chữ Khơ-me cổ. C. chữ Nôm.

Câu 9: Quần thể chùa tháp Pa-gan là một trung tâm kiến trúc kì vĩ nằm ở quốc gia Đông Nam Á nào?

A. Cam-pu-chia. B. Mi-an-ma. C. Ma-lai-xi-a. D. Thái Lan.

Câu 10: Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?

A. Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Khu vực Trung bộ ngày nay.

C. Khu vực Nam bộ ngày nay. D. Cư trú rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Câu 11: Kinh tế chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là

A. săn bắn, hái lượm. B. nông nghiệp lúa nước.

C. thương nghiệp. D. thủ công nghiệp.

Câu 12: Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được tổ chức theo 3 cấp từ trên xuống đứng đầu lần lượt là

A. Vua –Quan văn, quan võ – Lạc dân.

B. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Tù trưởng.

C. Vua – Qúy tộc, vương hầu – Bồ chính.

D. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Bồ chính.

Câu 13: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho trình độ chế tác đồng của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

A. Trống đồng Đông Sơn. B. Tiền đồng Óc Eo.

C. Phù điêu Khương Mỹ. D. Tượng phật Đồng Dương.

Câu 14: Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?

A. Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Trung và Nam Trung bộ.

C. Khu vực Nam bộ. D. Cư trú rải rác trên khắp cả nước.

Câu 15: Nền văn minh Chămpa được phát triển dựa trên nền văn hóa

A. văn hóa Đồng Nai. B. văn hóa Đông Sơn.

C. văn hóa Sa Huỳnh. D. văn hóa Óc Eo.

Câu 16: Trước khi tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài, cư dân Chăm-pa có nền văn hóa bản địa nào sau đây?

A. Các lễ hội truyền thống theo nghi thức Hồi giáo.

B. Tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ vạn vật.

C. Nghệ thuật xây dựng các khu đền, tháp.

D. Phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước.

Câu 17. Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Trí tuệ nhân tạo (AI). B. Mạng Internet không dây.

C. Máy tính. D. Chinh phục vũ trụ.

Câu 18. Quá trình xây dựng tòa nhà bằng công nghệ in 3D so với cách xây dựng khác sẽ có ưu điểm gì?

A. Sản phẩm đẹp và bền hơn. B. Giá thành cạnh tranh.

C. Tiết kiệm nhân lực và chi phí. D. Chịu nhiệt độ cao hơn.

Câu 19:
Ý nào sau đây không thể hiện nội dung của dòng văn học dân gian ở Đông Nam Á thời cổ đại?

A. Giải thích về nguồn gốc thế giới, loài người.

B. Phản ánh hoạt động sản xuất nông nghiệp.

C. Ca ngợi đất nước, sự tiến bộ của kĩ thuật.

D. Thể hiện đời sống vật chất, tinh thần.

Câu 20: Những tác phẩm điêu khắc nào sau đây không mang tính chất tôn giáo?

A. tượng thần. B. tượng Phật.

C. phù điêu. D. chạm nổi hình rồng.

Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

B. Chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Hoa.

C. Sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội.

D. Xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh tế, chống ngoại xâm.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc?

A. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp lúa nước.

B. Tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên.

C. Tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen.

D. Âm nhạc phát triển cả về nhạc cụ lẫn loại hình biểu diễn.

Câu 23: Nội dung nào sau đây không thể hiện nét tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?

A. Có nghi thức thờ thần Huỷ diệt, thần Sáng tạo.

B. Hoạt động âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống.

C. Có tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh

D. Có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình.

Câu 24: Ý nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chămpa?

A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ.

B. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.

C. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ.

D. Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam.

Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa?

A. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế.

B. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ.

C. Có đời sống vật chất và tinh thần phong phú.

D. Có nền kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp phát triển.

Câu 26: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa?

A. Chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ.

B. Hình thành trên cơ sở của nền văn hóa Sa Huỳnh.

C. Lưu giữ và phát huy nền văn hóa bản địa.

D. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa.

Câu 27: Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là

A. hình thành bên lưu vực của các con sông lớn.

B. có sự giao thoa giữa văn hóa bản địa và bên ngoài.

C. chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.

D. lấy phát triển thương nghiệp làm kinh tế chính.

Câu 28: Nhận xét nào dưới là đúng về vai trò của nền văn minh Chăm-pa đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam?

A. Là một bộ phận hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam.

B. Tạo nên sự tách biệt trong lịch sử văn hóa dân tộc.

C. Cung cấp nguồn sử liệu quý giá cho lịch sử thế giới.

D. Là cội nguồn của nền văn minh tiếp theo của dân tộc.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm)
Trình bày các thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Những thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á còn có giá trị thực tiễn đến ngày nay? Cho một vài ví dụ cụ thể.

Câu 2: ( 1 điểm) Những thành tựu của hai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư tác động như thế nào đến cuộc sống và học tập của em? Hãy nêu ví dụ cụ thể để chứng minh



----------- HẾT ----------​
 

Đính kèm

  • ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP diendankienthuc.docx
    19 KB · Lượt xem: 1

Minh Huy TN

Thành Viên
Câu 21 ( 2,0 điểm). Trình bày ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại. Theo em, học sinh cần chuẩn bị cho mình những hành trang gì là quan trọng nhất trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay?

Câu 22 (2,0 điểm). Những thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ? Kể tên một số di sản văn hoá của cư dân Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng của tôn giáo ở Ấn Độ.

Câu 23 (1,0 điểm). Nêu đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
Cô ơi cho em xin đáp án phần này với ạ, file word ko xem đc
 

Huyền Trang VP

S.Moderator
Câu 21 ( 2,0 điểm). Trình bày ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại. Theo em, học sinh cần chuẩn bị cho mình những hành trang gì là quan trọng nhất trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay?

*Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại:

-
Làm thay đổi, mở rộng và đa dạng hoá hình thức sản xuất và quản lý.

- Tạo ra nguồn nguyên liệu mới, năng lượng mới, rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

- Giúp con người tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác, tiếp cận gần hơn với thương mại điện tử và toàn cầu.

- Thúc đẩy quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.

* Học sinh cần chuẩn bị cho mình những hành trang quan trọng nhất trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay:

- Nhận thức đầy đủ, đúng đắn tác động của các mạng công nghiệp hiện đại để tận dụng tốt thuận lợi và hạn chế tác động tiêu cực đối với cuộc sống, học tập của bản thân.
- Trang bị tri thức, vốn hiểu biết phong phú, đặc biệt ưu tiên tri thức công nghệ, ngoại ngữ, lịch sử văn hoá để hội nhập.

- Rèn luyện các kĩ năng mềm định hướng, chuẩn bị cho việc tiếp cận nghề nghiệp trong tương lai...

Câu 22 (2,0 điểm). Những thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ? Kể tên một số di sản văn hoá của cư dân Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng của tôn giáo ở Ấn Độ.

* Những thành tựu của văn minh Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ:


- Tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc.

- Trên cơ sở tiếp thu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ, các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạp nền văn minh rực rỡ, mang dấu ấn riêng, độc đáo của dân tộc mình.

* Kể tên một số di sản văn hoá của cư dân Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng của tôn giáo ở Ấn Độ:

- Phật giáo: các công trình đền, chùa, tháp như: Tháp Thạt Luổng ( Lào); đền Bô-rô-bu-đua ( Indonexia); đền Ăngco Thom, ( Campuchia)...

- Hinđu giáo: khu Thánh địa Mĩ Sơn ( Việt Nam), Ăngco Vát..

- Hồi giáo: các đền thờ Hồi giáo ....

Câu 23 (1,0 điểm). Nêu đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.

Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc:


- Bữa ăn hàng ngày: cơm, rau, cá… lương thực chính là lúa, gạo; thức ăn là các loại rau, củ, quả và sản phẩm của nghề đánh cá, săn bắt, chăn nuôi.

- Trang phục: Phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông mang khố, ở trần, tóc xoã ngang vai hoặc búi tó; đi chân đất ; sử dụng đồ trang sức bằng đá, đồng….

- Nhà ở: ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá; quây quần thành xóm làng.

- Đi lại trên đường thuỷ là chính; phương tiện là chủ yếu bằng thuyền,bè…
 

Huyền Trang VP

S.Moderator
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5,0 điểm):

Câu 21 ( 2,0 điểm).
Trình bày ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại. Theo em, học sinh cần chuẩn bị cho mình những hành trang gì là quan trọng nhất trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay?

Câu 22 (2,0 điểm). Cư dân Đông Nam Á có đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào? Các quốc gia nào ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo Ấn Độ?
* Cư dân Đông Nam Á có đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo là:

- Trước khi chịu ảnh hưởng của văn minh bên ngoài, cư dân Đông Nam Á đã có tín ngưỡng bản địa, phong phú, đa dạng, mang đậm màu sắc của nền nông nghiệp trồng lúa nước như: sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng người đã mất ( tổ tiên, người có công với cộng đồng)

- Tôn giáo: bằng nhiều con đường khác nhau, các tôn giáo lớn như Phật giáo, Hinđu giáo, Hồi giáo lần lượt du nhập vào các quốc gia Đông Nam Á, có ảnh hưởng to lớn, ở các mức độ khác nhau trong đời sống cư dân.

+ Phật giáo: du nhập từ những thế kỉ đầu Công nguyên, có vai trò quan trọng trong đời sống và chính trị, văn hoá nhiều nước như Lào, VN, Campuchia, Thái Lan...

+ Hồi giáo: từ thế kỉ XIII theo các thương nhân Ấn Độ truyền bá đến Đông Nam Á, có ảnh hưởng lớn ở các quốc gia thuộc lãnh thổ Indonexia, Malãiia ngày nay như: Malacca, Ache, Giava...

+ Công giáo: được các nhà truyền giáo Tây Ban Nha truyền bá trước hết vào Philippin, sau đó là nhiều quốc gia khác qua quá trình xâm nhập của các nước thực dân phương Tây.

* Các quốc gia ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo từ Ấn Độ là:

- Phật giáo: Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan

- Hinđu giáo: Việt Nam, Campuchia...

- Hồi giáo: Indonexia, Malaixia...

Câu 23 (1,0 điểm). Nêu đời sống vật chất của cư dân Chămpa.

Đời sống vật chất của cư dân Chămpa là:

- Bữa ăn hàng ngày: cơm, rau, cá…

- Trang phục chính là một mảnh vải ( kama), quấn quanh người từ phải sang trái, che từ ngang lưng đến chân; mùa đông khoác thêm áo dày; đi chân đất, chỉ vua quan đi dép hoặc giày. Phụ nữ sử dụng đồ trang sức hoa tai, vòng cổ…

- Nhà ở: ở nhà trệt, xây bằng gạch nung, tường quét vôi ở ngoài.
 

DiễnđànKiếnthức .COM

  • Diễn đàn kiến thức Văn Sử Địa - Nơi mọi người có thể chia sẻ và thảo luận về văn, sử, địa nhằm nâng cao, mở mang kiến thức. .
Chat
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Điền Chủ @ Điền Chủ:
    Shoutbox has been pruned!

Trang cá nhân

Văn bản Thạch Sanh​

Văn bản Thạch Sanh​

Kiến Thức Chủ đề Các dân tộc trên đất nước Việt Nam​

Thành viên trực tuyến

Top