Huyền Trang VP
Moderator
Bài viết hệ thống nội dung kiến thức trọng tâm cơ bản ngắn gọn lịch sử 10 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
CHỦ ĐỀ : CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Thống kê sự phân chia các dân tộc trên đất nước Việt Nam theo nhóm ngôn ngữ
2. Hoạt động kinh tế nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh:
+ Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã được hình thành và phát triển từ rất sớm.
+ Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản... cũng là những hoạt động kinh tế phổ biến.
+ Hiện nay, với việc ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp và thực hiện hiện đại hoá nông thôn, đời sống vật chất của người dân ở nông thôn ngày càng được nâng cao. - Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số:
+ Trước đây các dân tộc thiểu số chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức du canh, hiện nay, họ đã chuyển sang ; hình thức canh tác định canh, trồng nhiều loại cây như lúa, ngô, khoai xen canh với rau, lạc, vừng, đậu,... và các loại cây ăn quả.
+ Họ làm ruộng bậc thang là cách thích ứng với tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
3. Hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp của người Kinh và các dân tộc
* Người Kinh:
- Phát triển nghề thủ công như nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy,... từ sớm
- Một số nghề đã đạt đến trình độ cao, nhiều làng nghề thủ công có truyền thống lâu đời và nổi tiếng trong cả nước, như: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng hương Thuỷ Xuân (Huế), làng nghề chăm nón lá Thời Tân (Cần Thơ), làng dệt chiếu Long Định (Đồng Tháp),...
* Các dân tộc thiểu số
- Có truyền thống làm các nghề thủ công từ sớm.
- Ở vùng Tây Bắc, ngoài nông nghiệp, người dân còn làm các nghề như dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,...
Các dân tộc ở Tây Nguyên như Mnông, Gia Rai, Ê-đê phát triển các nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan, điêu khắc tượng, làm rượu cần...
- Ở vùng Tây Nam Bộ, các dân tộc Khơ-me, Chăm giỏi nghề dệt lụa, dệt chiếu, làm gốm,...
4. Văn hóa ẩm thực của người Kinh và các dân tộc thiểu số có những điểm giống và khác nhau
* Giống nhau:
- Đều dùng các lương thực, thực phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi.
- Lương thực chính từ nông nghiệp.
* Khác nhau:
- Người Kinh:
+ Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày.
+ Trong bữa ăn hằng ngày thường có các món canh, rau,...
+ Đặc biệt, họ ưa dùng nước mắm, các loại mắm (tôm, cá, tép, cáy,...) và các loại cà muối, dưa muối.
Các dân tộc thiểu số:
+ Các dân tộc ở Tây Bắc thường ăn xôi, ngô.
+ Một số dân tộc ở Tây Nguyên chủ yếu ăn cơm tẻ và không thể thiếu muối ớt trong bữa ăn. + Người Thái ăn cơm tẻ, trên mâm cơm của họ phổ biến món ớt giã trộn muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành... gọi chung là chéo.
+ Người Tày có thói quen ăn nếp là chính và làm bánh chưng, bánh giày hoặc xôi nhiều màu sắc vào những dịp quan trọng.
5. Mô tả trang phục truyền thống của người Kinh và các dân tộc thiểu số
- Người Kinh:
+ Trước đây, đàn ông người Kinh thường mặc quần áo nâu, đi chân trần. Phụ nữ người Kinh ngày thường mặc váy đen, yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (Bắc Bộ), hoặc mặc áo bà ba, chít khăn Rằn (Nam Bộ).
+ Áo dài được sử dụng phổ biến từ đầu thế kỉ XX và trở thành trang phục truyền thống trong các dịp lễ tết của phụ nữ Việt Nam.
Các dân tộc thiểu số:
+ Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số được đặc trưng bởi hoa văn, chất liệu hoặc màu sắc riêng.
+ Các dân tộc ở Tây Bắc thường chú trọng các họa tiết đa sắc với kĩ thuật thêu công phu. +Các dân tộc ít người ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường mặc đơn giản, phù hợp với môi trường và cuộc sống vùng sông nước.
6. Nhà ở truyền thống của người Kinh và các dân tộc thiểu số
- Người Kinh:
+ Ở các vùng đồng bằng, duyên hải thường là nhà trệt. Trong khuôn viên thường được bố trí liên hoàn nhà - sân - vườn - ao.
+ Ngôi nhà chính thường có kết cấu ba gian hoặc năm gian, trong đó gian giữa là gian trang trọng nhất, đặt bàn thờ tổ tiên.
- Các dân tộc thiểu số:
+ Nhà phổ biến là nhà sàn để ở và có một ngôi nhà chung làm nơi sinh hoạt cộng đồng.
+ Nhà rộng của người Gia Rai (Tây Nguyên) thường có hai loại là nhà sàn dài và nhà sàn nhỏ, ngôi nhà chung để làm nơi hội họp gọi là nhà rỗng. Người Cơ Tu (Quảng Nam, Thừa Thiên Huế) ở nhà sàn có mái uốn khum ở hai hồi, mỗi làng Cơ Tu có ngôi nhà chung gọi là Gươi.
7. Những nét chung và riêng về tín ngưỡng, tôn giáo của người Kinh và các dân tộc thiểu số
* Về tín ngưỡng:
- Nét chung: Các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,... với những cách thức khác nhau.
- Những nét riêng:
+ Người Kinh: Người Kinh thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ su, tổ nghề,...
+ Các dân tộc thiểu số: Thờ nhiều vị thần tự nhiên, theo thuyết “vạn vật hữu linh”, nhiều dân tộc thờ các vị thần nông nghiệp.
* Về tôn giáo:
- Nét chung:
+ Tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,...
+ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và dần trở thành tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc.
+ Hin-đu giáo được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và có ảnh hưởng lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Công giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Nét riêng:
+ Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo Hin-đu giáo, có bộ
phận người Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh theo Hồi giáo.
8. Những nét chính về phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống của người Kinh và các dân tộc thiểu số
- Người Kinh:
+ Đã có tục ăn trầu, nhuộm răng,...
+ Trong cưới xin, nghi lễ truyền thống thường trải qua các bước cơ bản như dạm, hỏi, cưới, lại mặt. + Việc tổ chức tang ma rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức.
+ Về lễ tết, tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm của người Kinh. Ngoài ra còn có nhiều lễ, tết truyền thống khác, như Rằm tháng Giêng, Thanh minh, Đoan Ngọ, Trung thu,...
+ Người Kinh tổ chức nhiều lễ hội vào mùa xuân sau tết Nguyên đán. Lễ hội cũng là nơi diễn ra nhiều trò chơi dân gian.
- Các dân tộc thiểu số:
+ Một số tộc người ở Tây Nguyên tổ chức gia đình theo hình thức mẫu hệ (người Ê-đê, người Ba Na).
+ Trong phong tục cưới hỏi, người phụ nữ chủ động nhờ mai mối.
+ Trong nghi lễ ma chay, họ làm lễ bỏ mả và dựng nhà mồ để chôn người chết.
+ Ở Nam Bộ, dân tộc Chăm cũng có truyền thống gia đình mẫu hệ, người phụ nữ đảm nhiệm việc lo sính lễ trong lễ cưới. Nghi thức tang ma của người Chăm theo Hồi giáo thường bắt đầu với lễ cầu nguyện tại thánh đường.
+ Các tộc người ở Tây Bắc tổ chức tết năm mới vào các thời điểm khác nhau, người Lào theo Phật lịch và ăn tết vào tháng Tư âm lịch (Bun Pi May),...
+ Các tộc người ở Tây Nguyên thường tổ chức tết vào mùa xuân với các tên gọi khác nhau, như lễ Mừng lúa mới của người Mạ, lễ Sơmơk (ăn cốm mới) của người Ba Na.
+ Các tộc người ở Nam Bộ như người Khơ-me ăn Tết Chôl Chnăm Thmây, người Hoa ăn tết Nguyên đán.
+ Các tộc người thiểu số ở Tây Bắc có lễ hội cầu mưa, lễ hội cầu an ở bản, lễ hội hát múa giao duyên,...
+ Các dân tộc ở Nam Bộ tổ chức lễ hội nông nghiệp và tôn giáo, như lễ Ok Om Bok của người Khơ-me, lễ Katê của người Chăm.
9. Nghệ thuật truyền thống của người Kinh và các dân tộc thiểu số
* Người Kinh:
- Rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuồng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ,...
- Hát Xoan còn gọi là hát cửa đình hay “Khúc môn đình” là hình thức nghệ thuật kết hợp múa và hát. Hát Xoan gồm có ba chặng là hát nghi lễ, hát quả cách và hát giao duyên (hát hội).
* Các dân tộc thiểu số:
- Người thiểu số vùng Tây Bắc ưa thích các làn điệu dân ca, múa, xoè, thổi các loại khèn, sáo, sử dụng trống và các bộ gõ bằng tre, nứa tự tạo.
người thiểu số ở Nam Bộ thường biểu diễn các điệu dân vũ với nhạc cụ gôm ba nhóm là bộ gò (trồng, chiêng,...), bộ dây (đàn) và bộ hơi (kèn, tù và),...
II. KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
1. Sự hình thành khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam
- Khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam được xây dựng trên nhiều cơ sở và hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
- Khối đại đoàn kết dân tộc đó được hình thành trên các cơ sở:
+ Trước hết là tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước.
+ Trong quá trình đấu tranh xã hội, đấu tranh chống ngoại xâm.
+ Trong quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
- Quá trình đoàn kết đó đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Thời kì cổ - trung đại:
+ Các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hòa thuận trong nội bộ triều đình để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.
+ Các triều đại luôn đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia và có những chính sách nhất quán về việc đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng miền.
2. Khái quát quá trình xây dựng khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam từ thời nhà Lý đến nay
- Thời nhà Lý: Ngay sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã thực hiện chính sách ràng buộc hôn nhân giữa triều đình với các tù trưởng miền núi.
- Thời nhà Trần: Thực hiện sự đoàn kết cao độ trong nội bộ vương triều và quân dân cả nước trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược.
- Thời Lê sơ: Lê Lợi ngay khi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn đã giương cao ngọn cờ đại đoàn kết các dân tộc.
- Từ năm 1930 đến nay:
+ Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng. Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (tháng 3 - 1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương). Năm 1939, Đảng ta thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Năm 1941, thành lập Mặt trận Việt Minh.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), cuộc kháng chiến chống và thời kì Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 đến nay), khối đại đoàn kết dân tộc đã được xây dựng thành công, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. (1954 - 1975)
3. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kì dựng nước và tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước
* Trong lịch sử dụng nước và giữ nước:
Thời dựng nước:
+ Người Việt cổ đã sớm tạo nên sự cố kết cộng đồng trong các hoạt động trị thuỷ, xây dựng các công trình công cộng, hình thành xóm làng,
+ Đây là một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Quá trình dựng trên cơ sở chinh phục thiên nhiên và quyết nhu cầu chống ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trở thành truyền thông trong s dài lịch sử dựng nước và giữ nước
- Trong thời kì đấu tranh chống ngoại xâm: đoàn kết dân tộc tạo nên định suốt chiều nước trên cơ sở đoàn kết để cho mọi thắng lợi bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
+ Sau các cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên (thế kỉ XIII), Hưng Đạo Tuấn đã tổng kết bài học thắng lợi: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu nên giặc phải bó tay”.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là minh chứng sinh động về sức mạnh đồng thuận của cả dân tộc Việt Nam, khi có đường lối đúng đắn và được tổ chức, tập hợp với tinh thần tự lực, tự cường.
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi (1945 - 1975) là thành quả vĩ đại của tinh thần đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm thống nhất đất nước của nhân dân hai miền Nam - Bắc. Tại Hội nghị chính trị đặc biệt năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”. Lời kêu gọi ấy đã nhanh chóng trở thành lời hiệu triệu cả miền Bắc hậu phương thi đua, tạo sức mạnh tổng lực: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
4. Khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy trong thời kì hòa bình từ thế kỉ XI đến năm 1976 ở Việt Nam
- Trong thời kì hòa bình: Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.
Các vương triều Lý, Trần, Lê sơ đã từng bước đưa quốc gia Đại Việt phát triển phồn thịnh trong các thế kỉ XI - XV trên cơ sở tư tưởng lấy dân làm gốc, với các chính sách nhằm phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân ưu đãi về thuế khoá, thúc đẩy khai hoang, chăm lo đê điều, giảm bớt thuế khóa, lao dịch,...
+ Thời nhà Trần đã thực hiện “khoan thư sức dân” để làm kế sâu rễ bền gốc.
+ Thời Lê sơ, Nguyễn Trãi đã thưa với vua hãy chăm lo cho dân “làm sao cho khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng oán sầu”.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam trên mọi miễn đất nước đã nhiệt tình ủng hộ “Tuần lễ vàng” và “Quỹ Độc lập”, góp phần thiết thực đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công. -
- Sau thăng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1975), cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung đã được tiến hành (ngày 25-4-1976) thống nhất đất nước về mặt nhà nước là điều kiện cơ bản để phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, tạo cơ sở để cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
5. Vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch,...
- Đặc biệt là trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.
6. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
❖ Về quan điểm:
- Đặc biệt quan tâm đến chính sách dân tộc, coi đó là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.
- Chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
* Về nội dung:
- Về kinh tế:
+ Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.
+ Đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Về xã hội:
+ Tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế,… nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
+ Tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
Về quốc phòng, an ninh: Củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa.
Hi vọng với nội dung của bài viết trên sẽ giúp các em củng cố để nắm vững nội dung kiến thức về Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Lịch sử 10. Chúc các em học tốt.
CHỦ ĐỀ : CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Thống kê sự phân chia các dân tộc trên đất nước Việt Nam theo nhóm ngôn ngữ
Nhóm ngôn ngữ | Các dân tộc |
1. Việt - Mường | Kinh, Mường, Thổ, Chứt. |
2. Môn - Khơ-me | Khơ-me, Ba Na, Xơ Đăng, Hrê, Cơ Ho, Mnông, Xtiêng, Khơ-mú, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Tà Ôi, Mạ, Co, Chơ Ro, Xinh-mun, Kháng, Mảng, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu. |
3. Hmông, Dao | Hmông, Dao, Pà Thẻn. |
4. Tày - Thái | Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dáy, Lào Lự, Bố Y. |
5. Ka-đai | La Chi, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo. |
6. Mã Lai - Đa Đảo | Gia Rai, Ê-đê, Chăm, Ra-glai, Chu-ru. |
7. Hán | Hoa, Sán Dìu, Ngái . |
8. Tạng - Miến | .Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La |
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh:
+ Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã được hình thành và phát triển từ rất sớm.
+ Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản... cũng là những hoạt động kinh tế phổ biến.
+ Hiện nay, với việc ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp và thực hiện hiện đại hoá nông thôn, đời sống vật chất của người dân ở nông thôn ngày càng được nâng cao. - Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số:
+ Trước đây các dân tộc thiểu số chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức du canh, hiện nay, họ đã chuyển sang ; hình thức canh tác định canh, trồng nhiều loại cây như lúa, ngô, khoai xen canh với rau, lạc, vừng, đậu,... và các loại cây ăn quả.
+ Họ làm ruộng bậc thang là cách thích ứng với tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
3. Hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp của người Kinh và các dân tộc
* Người Kinh:
- Phát triển nghề thủ công như nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy,... từ sớm
- Một số nghề đã đạt đến trình độ cao, nhiều làng nghề thủ công có truyền thống lâu đời và nổi tiếng trong cả nước, như: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng hương Thuỷ Xuân (Huế), làng nghề chăm nón lá Thời Tân (Cần Thơ), làng dệt chiếu Long Định (Đồng Tháp),...
* Các dân tộc thiểu số
- Có truyền thống làm các nghề thủ công từ sớm.
- Ở vùng Tây Bắc, ngoài nông nghiệp, người dân còn làm các nghề như dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,...
Các dân tộc ở Tây Nguyên như Mnông, Gia Rai, Ê-đê phát triển các nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan, điêu khắc tượng, làm rượu cần...
- Ở vùng Tây Nam Bộ, các dân tộc Khơ-me, Chăm giỏi nghề dệt lụa, dệt chiếu, làm gốm,...
4. Văn hóa ẩm thực của người Kinh và các dân tộc thiểu số có những điểm giống và khác nhau
* Giống nhau:
- Đều dùng các lương thực, thực phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi.
- Lương thực chính từ nông nghiệp.
* Khác nhau:
- Người Kinh:
+ Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày.
+ Trong bữa ăn hằng ngày thường có các món canh, rau,...
+ Đặc biệt, họ ưa dùng nước mắm, các loại mắm (tôm, cá, tép, cáy,...) và các loại cà muối, dưa muối.
Các dân tộc thiểu số:
+ Các dân tộc ở Tây Bắc thường ăn xôi, ngô.
+ Một số dân tộc ở Tây Nguyên chủ yếu ăn cơm tẻ và không thể thiếu muối ớt trong bữa ăn. + Người Thái ăn cơm tẻ, trên mâm cơm của họ phổ biến món ớt giã trộn muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành... gọi chung là chéo.
+ Người Tày có thói quen ăn nếp là chính và làm bánh chưng, bánh giày hoặc xôi nhiều màu sắc vào những dịp quan trọng.
5. Mô tả trang phục truyền thống của người Kinh và các dân tộc thiểu số
- Người Kinh:
+ Trước đây, đàn ông người Kinh thường mặc quần áo nâu, đi chân trần. Phụ nữ người Kinh ngày thường mặc váy đen, yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (Bắc Bộ), hoặc mặc áo bà ba, chít khăn Rằn (Nam Bộ).
+ Áo dài được sử dụng phổ biến từ đầu thế kỉ XX và trở thành trang phục truyền thống trong các dịp lễ tết của phụ nữ Việt Nam.
Các dân tộc thiểu số:
+ Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số được đặc trưng bởi hoa văn, chất liệu hoặc màu sắc riêng.
+ Các dân tộc ở Tây Bắc thường chú trọng các họa tiết đa sắc với kĩ thuật thêu công phu. +Các dân tộc ít người ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường mặc đơn giản, phù hợp với môi trường và cuộc sống vùng sông nước.
6. Nhà ở truyền thống của người Kinh và các dân tộc thiểu số
- Người Kinh:
+ Ở các vùng đồng bằng, duyên hải thường là nhà trệt. Trong khuôn viên thường được bố trí liên hoàn nhà - sân - vườn - ao.
+ Ngôi nhà chính thường có kết cấu ba gian hoặc năm gian, trong đó gian giữa là gian trang trọng nhất, đặt bàn thờ tổ tiên.
- Các dân tộc thiểu số:
+ Nhà phổ biến là nhà sàn để ở và có một ngôi nhà chung làm nơi sinh hoạt cộng đồng.
+ Nhà rộng của người Gia Rai (Tây Nguyên) thường có hai loại là nhà sàn dài và nhà sàn nhỏ, ngôi nhà chung để làm nơi hội họp gọi là nhà rỗng. Người Cơ Tu (Quảng Nam, Thừa Thiên Huế) ở nhà sàn có mái uốn khum ở hai hồi, mỗi làng Cơ Tu có ngôi nhà chung gọi là Gươi.
7. Những nét chung và riêng về tín ngưỡng, tôn giáo của người Kinh và các dân tộc thiểu số
* Về tín ngưỡng:
- Nét chung: Các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,... với những cách thức khác nhau.
- Những nét riêng:
+ Người Kinh: Người Kinh thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ su, tổ nghề,...
+ Các dân tộc thiểu số: Thờ nhiều vị thần tự nhiên, theo thuyết “vạn vật hữu linh”, nhiều dân tộc thờ các vị thần nông nghiệp.
* Về tôn giáo:
- Nét chung:
+ Tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,...
+ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và dần trở thành tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc.
+ Hin-đu giáo được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và có ảnh hưởng lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Công giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Nét riêng:
+ Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo Hin-đu giáo, có bộ
phận người Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh theo Hồi giáo.
8. Những nét chính về phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống của người Kinh và các dân tộc thiểu số
- Người Kinh:
+ Đã có tục ăn trầu, nhuộm răng,...
+ Trong cưới xin, nghi lễ truyền thống thường trải qua các bước cơ bản như dạm, hỏi, cưới, lại mặt. + Việc tổ chức tang ma rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức.
+ Về lễ tết, tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm của người Kinh. Ngoài ra còn có nhiều lễ, tết truyền thống khác, như Rằm tháng Giêng, Thanh minh, Đoan Ngọ, Trung thu,...
+ Người Kinh tổ chức nhiều lễ hội vào mùa xuân sau tết Nguyên đán. Lễ hội cũng là nơi diễn ra nhiều trò chơi dân gian.
- Các dân tộc thiểu số:
+ Một số tộc người ở Tây Nguyên tổ chức gia đình theo hình thức mẫu hệ (người Ê-đê, người Ba Na).
+ Trong phong tục cưới hỏi, người phụ nữ chủ động nhờ mai mối.
+ Trong nghi lễ ma chay, họ làm lễ bỏ mả và dựng nhà mồ để chôn người chết.
+ Ở Nam Bộ, dân tộc Chăm cũng có truyền thống gia đình mẫu hệ, người phụ nữ đảm nhiệm việc lo sính lễ trong lễ cưới. Nghi thức tang ma của người Chăm theo Hồi giáo thường bắt đầu với lễ cầu nguyện tại thánh đường.
+ Các tộc người ở Tây Bắc tổ chức tết năm mới vào các thời điểm khác nhau, người Lào theo Phật lịch và ăn tết vào tháng Tư âm lịch (Bun Pi May),...
+ Các tộc người ở Tây Nguyên thường tổ chức tết vào mùa xuân với các tên gọi khác nhau, như lễ Mừng lúa mới của người Mạ, lễ Sơmơk (ăn cốm mới) của người Ba Na.
+ Các tộc người ở Nam Bộ như người Khơ-me ăn Tết Chôl Chnăm Thmây, người Hoa ăn tết Nguyên đán.
+ Các tộc người thiểu số ở Tây Bắc có lễ hội cầu mưa, lễ hội cầu an ở bản, lễ hội hát múa giao duyên,...
+ Các dân tộc ở Nam Bộ tổ chức lễ hội nông nghiệp và tôn giáo, như lễ Ok Om Bok của người Khơ-me, lễ Katê của người Chăm.
9. Nghệ thuật truyền thống của người Kinh và các dân tộc thiểu số
* Người Kinh:
- Rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuồng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ,...
- Hát Xoan còn gọi là hát cửa đình hay “Khúc môn đình” là hình thức nghệ thuật kết hợp múa và hát. Hát Xoan gồm có ba chặng là hát nghi lễ, hát quả cách và hát giao duyên (hát hội).
* Các dân tộc thiểu số:
- Người thiểu số vùng Tây Bắc ưa thích các làn điệu dân ca, múa, xoè, thổi các loại khèn, sáo, sử dụng trống và các bộ gõ bằng tre, nứa tự tạo.
người thiểu số ở Nam Bộ thường biểu diễn các điệu dân vũ với nhạc cụ gôm ba nhóm là bộ gò (trồng, chiêng,...), bộ dây (đàn) và bộ hơi (kèn, tù và),...
II. KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
1. Sự hình thành khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam
- Khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam được xây dựng trên nhiều cơ sở và hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
- Khối đại đoàn kết dân tộc đó được hình thành trên các cơ sở:
+ Trước hết là tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước.
+ Trong quá trình đấu tranh xã hội, đấu tranh chống ngoại xâm.
+ Trong quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
- Quá trình đoàn kết đó đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Thời kì cổ - trung đại:
+ Các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hòa thuận trong nội bộ triều đình để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.
+ Các triều đại luôn đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia và có những chính sách nhất quán về việc đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng miền.
2. Khái quát quá trình xây dựng khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam từ thời nhà Lý đến nay
- Thời nhà Lý: Ngay sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã thực hiện chính sách ràng buộc hôn nhân giữa triều đình với các tù trưởng miền núi.
- Thời nhà Trần: Thực hiện sự đoàn kết cao độ trong nội bộ vương triều và quân dân cả nước trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược.
- Thời Lê sơ: Lê Lợi ngay khi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn đã giương cao ngọn cờ đại đoàn kết các dân tộc.
- Từ năm 1930 đến nay:
+ Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng. Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (tháng 3 - 1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương). Năm 1939, Đảng ta thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Năm 1941, thành lập Mặt trận Việt Minh.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), cuộc kháng chiến chống và thời kì Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 đến nay), khối đại đoàn kết dân tộc đã được xây dựng thành công, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. (1954 - 1975)
3. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kì dựng nước và tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước
* Trong lịch sử dụng nước và giữ nước:
Thời dựng nước:
+ Người Việt cổ đã sớm tạo nên sự cố kết cộng đồng trong các hoạt động trị thuỷ, xây dựng các công trình công cộng, hình thành xóm làng,
+ Đây là một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Quá trình dựng trên cơ sở chinh phục thiên nhiên và quyết nhu cầu chống ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trở thành truyền thông trong s dài lịch sử dựng nước và giữ nước
- Trong thời kì đấu tranh chống ngoại xâm: đoàn kết dân tộc tạo nên định suốt chiều nước trên cơ sở đoàn kết để cho mọi thắng lợi bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
+ Sau các cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên (thế kỉ XIII), Hưng Đạo Tuấn đã tổng kết bài học thắng lợi: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu nên giặc phải bó tay”.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là minh chứng sinh động về sức mạnh đồng thuận của cả dân tộc Việt Nam, khi có đường lối đúng đắn và được tổ chức, tập hợp với tinh thần tự lực, tự cường.
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi (1945 - 1975) là thành quả vĩ đại của tinh thần đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm thống nhất đất nước của nhân dân hai miền Nam - Bắc. Tại Hội nghị chính trị đặc biệt năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”. Lời kêu gọi ấy đã nhanh chóng trở thành lời hiệu triệu cả miền Bắc hậu phương thi đua, tạo sức mạnh tổng lực: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
4. Khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy trong thời kì hòa bình từ thế kỉ XI đến năm 1976 ở Việt Nam
- Trong thời kì hòa bình: Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.
Các vương triều Lý, Trần, Lê sơ đã từng bước đưa quốc gia Đại Việt phát triển phồn thịnh trong các thế kỉ XI - XV trên cơ sở tư tưởng lấy dân làm gốc, với các chính sách nhằm phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân ưu đãi về thuế khoá, thúc đẩy khai hoang, chăm lo đê điều, giảm bớt thuế khóa, lao dịch,...
+ Thời nhà Trần đã thực hiện “khoan thư sức dân” để làm kế sâu rễ bền gốc.
+ Thời Lê sơ, Nguyễn Trãi đã thưa với vua hãy chăm lo cho dân “làm sao cho khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng oán sầu”.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam trên mọi miễn đất nước đã nhiệt tình ủng hộ “Tuần lễ vàng” và “Quỹ Độc lập”, góp phần thiết thực đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công. -
- Sau thăng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1975), cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung đã được tiến hành (ngày 25-4-1976) thống nhất đất nước về mặt nhà nước là điều kiện cơ bản để phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, tạo cơ sở để cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
5. Vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch,...
- Đặc biệt là trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.
6. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
❖ Về quan điểm:
- Đặc biệt quan tâm đến chính sách dân tộc, coi đó là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.
- Chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
* Về nội dung:
- Về kinh tế:
+ Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.
+ Đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Về xã hội:
+ Tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế,… nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
+ Tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
Về quốc phòng, an ninh: Củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa.
Hi vọng với nội dung của bài viết trên sẽ giúp các em củng cố để nắm vững nội dung kiến thức về Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Lịch sử 10. Chúc các em học tốt.